|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Chủ tịch HĐQT Công ty Tân Tân trình báo bị chiếm giữ tài sản

09:12 | 10/08/2024
Chia sẻ
Ông Lê Hồng Phương, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc mới của Công ty CP Tân Tân, sở hữu 45,83% cổ phần, trình báo không thể tiếp cận được tài sản của doanh nghiệ

Ngày 9/8, Công an TP Dĩ an đã phối hợp cơ quan chức năng xác minh tố giác của ông Lê Hồng Phương, 66 tuổi, về việc không thể tiếp quản trụ sở Công ty CP Tân Tân ở phường Bình An và tài sản của doanh nghiệp.

Cơ quan điều tra đã làm việc với một số người liên quan, ngăn chặn nguy cơ gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, song chưa công bố thông tin.

Tân Tân là thương hiệu đậu phộng nổi tiếng trong và ngoài nước từ hàng chục năm trước. Thời hoàng kim, sản phẩm của doanh nghiệp có hầu hết ở các siêu thị và trung tâm thương mại, chiếm 80% thị phần trong cả nước và xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia lớn như Mỹ, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga...

Ban đầu, Công ty CP Tân Tân có vốn điều lệ 80 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông góp vốn. Trong đó ông Trần Quốc Tân nắm 80%, vợ ông là Châu Thị Phụng, em ông là Trần Quốc Tuấn mỗi người 10%.

Ngày 5/7/2011, ông Tân làm hợp đồng chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Thanh (62 tuổi, vợ ông Lê Hồng Phương) 45,83% cổ phần với giá giá 36,6 tỷ đồng.

Dù là người sở hữu số cổ phần nhiều nhất nhưng nhiều năm liền bà Thanh không thể "bước chân" vào công ty nên khởi kiện.

Bản án năm 2019 của TAND tỉnh Bình Dương (có hiệu lực) buộc vợ chồng ông Tân và ông Tuấn phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu lại HĐQT của công ty theo đúng quy định pháp luật; phải cho bà Thanh được xem xét, trích lục sổ, biên bản, Nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hàng năm.

Do ông Tân và Tuấn không chấp hành bản án này và có sai phạm về thuế (trong việc cho Công ty TNHH MTV Thương mại - Sản xuất - Trồng trọt Tân Tân thuê gần 7.500 m2 trong tổng số diện tích hơn 44.000 m2 của Công ty CP Tân Tân) nên bị truy tố về tội Không chấp hành bản án và Trốn thuế theo Điều 380, Điều 200 Bộ luật Hình sự. Vụ án sắp được TAND TP Dĩ An xét xử. Hai bị cáo được tại ngoại.

Hơn 2 năm trước, tại cuộc họp HĐQT ngày 28/5/2022, ông Tân bị miễn nhiệm chức Chủ tịch và Giám đốc. Đến đầu năm nay, Công ty CP Tân Tân được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, ông Phương (chồng bà Thanh) được bầu làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, người đại diện pháp luật.

Ông Lê Hồng Phương (phải) không thể vào khuôn viên Công ty CP Tân Tân - nơi ông làm Chủ tịch kiêm Giám đốc. Ảnh: Thừa phát lại

'Hợp đồng thuê gần 7.500 m2 nhưng bao chiếm toàn bộ 44.000 m2'

Trong đơn gửi kèm hàng chục vi bằng đến Công an, VKSND TP Dĩ An, ông Phương cho biết đã 9 lần gửi công văn cho Công ty Trồng trọt Tân Tân (ông Trần Quốc Gia Phước, con ông Tân, làm Giám đốc) và các cá nhân liên quan, nhiều lần trực tiếp đến trụ sở Công ty CP Tân Tân tại phường Bình An, nhưng đều không được vào.

Cụ thể, ngày 15/1, với tư cách là người đại diện theo pháp luật của Công ty CP Tân Tân, ông Phương đến nhận bàn giao, tiếp quản công ty theo thông báo đã gửi trước đó 3 ngày, nhưng ông Tân không có mặt.

Trước trụ sở có nhiều người xưng là bảo vệ Công ty Trồng trọt Tân Tân ra ngăn cản, không cho ông Phương vào khuôn viên công ty. Sự việc đã được trình báo với Công an phường Bình An.

Sau đó, ông Phương gửi hai thư mời vào ngày 1/2 và 19/2 cho ông Trần Quốc Gia Phước để cung cấp thông tin, tài liệu và làm rõ quan hệ thuê nhà xưởng, kho thuê của Công ty CP Tân Tân, nhưng ông này không đến. Ông Phương tiếp tục gửi thêm 4 đơn yêu cầu được tiếp cận tài sản của Công ty CP Tân Tân, song không có kết quả.

Đến giữa tháng 5, ông Phương một lần nữa đến tiếp quản tòa nhà và khuôn viên Công ty CP Tân Tân (ngoại trừ nhà xưởng 7.500 m2 đã cho thuê) nhưng người của Công ty Trồng trọt Tân Tân tiếp tục không cho ông vào trụ sở chính.

"Họ chỉ cho thuê một phần diện tích, nhưng lại chiếm giữ toàn bộ Công ty CP Tân Tân, bao gồm nhiều nhà xưởng khác, tài sản, máy móc, nguyên liệu", ông Phương trình bày trong đơn, cho rằng hành vi này có dấu hiệu của tội Chiếm giữ tài sản trái phép, đề nghị Công an Dĩ An điều tra.

Theo ông Phương, tình hình tài chính Công ty CP Tân Tân đang rất khó khăn, nợ thuế, bảo hiểm và nhiều nơi khác. Hơn 10 năm nay, từ khi vợ chồng ông mua 45,83% cổ phần thì đã "sa lầy" và "mắc kẹt" vào nhiều rắc rối, khiến cuộc sống gia đình và việc kinh doanh bị đảo lộn. "Các cổ đông đang rất trông chờ tiếp quản trụ sở, máy móc để công ty có thể hoạt động sản xuất trở lại, có tiền đóng thuế và trả nợ", ông Phương nói.

'Chúng tôi không sai'

Trả lời VnExpress về các nội dung trình báo của ông Phương, ông Trần Quốc Gia Phước (Giám đốc Công ty Trồng trọt Tân Tân) cho biết giữ nguyên quan điểm như đã làm việc với Công an phường Bình An và công văn phúc đáp Công ty CP Tân Tân trước đó.

Việc Công ty Trồng trọt Tân Tân sử dụng nhà xưởng và kho như hiện tại là theo hợp đồng và phụ lục hợp đồng đã ký với Công ty CP Tân Tân, và đã thanh toán tiền thuê đến năm 2025.

"Căn cứ vào hợp đồng cho thuê, thỏa thuận thì công ty tôi không có gì sai. Thực hư Công ty Trồng trọt Tân Tân có liên quan hay chiếm đoạt tài sản không thì công an thụ lý rồi, đang giải quyết", ông Phước nói.

Dự kiến, sang tuần tới, Công an Dĩ An sẽ tiếp tục làm việc với các bên.

Trọng Nghĩa

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 07/9 đến 1h ngày 08/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 07/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 07/9 đến 1h ngày 08/9.