Hai phiên tăng trần gần nhất của BMP ngày 14,15/5 đều là những ngày Nawaplastic Industries thực hiện mua vào. Qua đó, doanh nghiệp Thái này tăng tỷ lệ vốn tại Nhựa Bình Minh lên hơn 51%.
Dù phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng ngành nhựa Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ được biết đến như là một ngành kinh tế - kỹ thuật về gia công chất dẻo. Trong khi đó, ngành nhựa lại chưa chủ động được hoàn toàn nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất do ngành công nghiệp hóa dầu trong nước chưa phát triển.
30/5 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức đợt 2/2017 của Nhựa Tiền Phong. Việc chi trả sẽ thực hiện vào cuối tháng 6; trong đó SCIC nhận được khoảng 34,5 tỷ đồng.
Doanh nghiệp từ Thái Lan Nawaplastic tiếp tục gom thêm cổ phiếu BMP của Nhựa Bình Minh, nâng tỷ lệ sỡ hữu vốn lên gần 51%. Quý I vừa qua, Nhựa Bình Minh giảm 14% lãi ròng.
Ngành nhựa đang được hưởng lợi từ sự tăng trưởng chung của nền kinh tế cũng như của các ngành tiêu thụ nhựa như bất động sản – xây dựng, mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm. Tuy nhiên ngành này cũng đang gặp phải không ít khó khăn, trong đó lớn nhất là về nguyên liệu.
Năm 2018, Nhựa Đông Á đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 60% so với năm 2017. Tuy có nhiều yếu tố thuận lợi nhưng để đạt được mục tiêu tham vọng DAG cũng sẽ gặp không ít khó khăn.
Thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp ngành nhựa trong nước đang phải đối đầu là nguồn cung nguyên liệu phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu trong bối cảnh giá biến đổi liên tục, bình quân nhập khẩu 1,5 - 1,7 triệu tấn/năm.
Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường lớn nhất cung cấp sản phẩm nhựa nhập khẩu cho Việt Nam. Riêng 3 thị trường này chiếm 81% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Cựu thành viên HĐQT tại Eximbank, ông Phạm Trung Cang sẽ trở thành Phó Chủ tịch Nhựa Tân Đại Hưng. Trước khi vướng vào vụ án "bầu Kiên", ông Cang từng là Chủ tịch HĐQT tại công ty nhựa này.