HSBC thu hẹp đáng kể quy mô tiền gửi và cho vay tổ chức tín dụng khác, kéo thu nhập lãi và lợi nhuận đi xuống so với cùng kỳ. Ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sau thuế 1.787 tỷ đồng sau nửa đầu năm, thấp hơn Shinhan Bank.
HDBank vẫn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu ROE toàn ngành, đạt 26,6% vào cuối quý II. LPBank đã có sự bứt tốc về thứ hạng nhờ mức tăng trưởng lợi nhuận cao trong nửa đầu năm 2024.
Techcombank tiếp tục là nhà băng có lãi thuần từ dịch vụ cao nhất trong nửa đầu năm 2024, cách xa các "ông lớn" Big4 như VietinBank, BIDV và Vietcombank.
VietinBank vươn lên dẫn trước Agribank về tổng thu nhập hoạt động (TOI) trong nửa đầu năm 2024. Trong khi đó, LPBank là ngân hàng có mức tăng trưởng TOI cao nhất.
Vietcombank, Techcombank và ACB là những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất vào cuối quý II. Bac A Bank, ngân hàng từng duy trì vị trí nợ xấu thấp nhất trong nhiều quý đã tụt xuống hạng 4.
Agribank tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về số dư tiền gửi khách hàng trong nửa đầu năm 2024 trong khi nhóm cổ phần MB đang dẫn trước Sacombank, ACB, Techcombank. LPBank là ngân hàng có mức tăng trưởng tiền gửi cao nhất trong kỳ.
Trong khi ba "ông lớn" còn lại đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng thì Agribank là ngân hàng duy nhất trong nhóm Big4 có lợi nhuận trước thuế giảm gần 2% so với cùng kỳ năm trước với 13.269 tỷ đồng, nguyên nhân chính từ việc tăng trích lập dự phòng.
Lợi nhuận ngân hàng đã tăng tốc đáng kể trong những quý gần đây do biên lãi thuần phục hồi. Đồng thời, một số ngân hàng cũng giảm chi phí dự phòng để duy trì lợi nhuận.
Nhờ mảng kinh doanh ngoại hối đột biến và giảm chi phí hoạt động, chi phí dự phòng, ABBank đã ghi nhận lợi nhuận quý II gấp 6 lần cùng kỳ và cao nhất trong 5 quý gần đây.
Trong nửa đầu năm, lợi nhuận ngân hàng có sự phân hoá, nhóm ngân hàng có vốn nhà nước có sự tăng trưởng yếu trong khi nhiều ngân hàng cổ phần ghi nhận lợi nhuận tăng vọt, có nơi tăng trưởng ba chữ số so với cùng kỳ năm trước.