Sau siêu bão Yagi, các tỉnh, thành Bắc Bộ đối diện nguy cưo cao lũ quets, sạt lở. Số khu vực cảnh báo "tím", rủi ro cấp 5 - mức thảm hoạ, liên tục tăng.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Thái Bình đã đo được gió mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 12; lượng mưa trung bình toàn tỉnh từ ngày 6/9 đến 19h ngày 7/9 là 203,4mm, đặc biệt có nơi cao hơn như An Hiệp (Quỳnh Phụ) 419,4mm.
Trong ngày 7/9, lực lượng quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa; trong đó, tập trung kiểm tra hành vi niêm yết giá bán, bán hàng theo đúng giá niêm yết.
Cuộc đổ bộ của bão Yagi ngày 7/9 gây hỏng nghiêm trọng lưới trung, hạ áp tại miền Bắc, khiến hàng triệu hộ gia đình, cơ sở bị mất điện, có nơi cắt điện toàn tỉnh.
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.
Nhiều thuyền bè neo đậu ở Quảng Ninh, Hải Phòng bị sóng đánh vỡ chìm, cuốn trôi. Nhiều cây cối, biển báo, lều bạt gãy đổ do ảnh hưởng của bão Yagi, sáng 7/9.
Theo dự báo, tác động của bão số 3 với Hà Nội sẽ chậm hơn các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, từ 15 giờ đến 16 giờ trở đi, Hà Nội bắt đầu có gió mạnh cấp 6-7, khả năng có gió giật cấp 9, cấp 10.
Nhờ việc không ngừng nâng cấp hạ tầng và đổi mới trong chiến lược thu hút đầu tư, Nghệ An đã trở thành một trong những "thỏi nam châm" thu hút vốn FDI của cả nước.