|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chính thức sửa đổi Nghị định 20/2017, hồi tố gần 5.000 tỉ đồng cho doanh nghiệp

08:00 | 25/06/2020
Chia sẻ
Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 3, Điều 8, Nghị định 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ qui định về quản lí thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã được thông qua.

Hôm nay, 25/6, xác nhận với chúng tôi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết Thủ tướng Chính phủ đã kí thông qua Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 3, Điều 8, Nghị định 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ qui định về quản thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Chính thức sửa đổi Nghị định 20/2017, hồi tố gần 5.000 tỉ đồng cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn.

Cụ thể, khoản 3, Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP được sửa đổi với hai nội dung chính như sau:

Thứ nhất, nâng mức khống chế chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) lên 30% EBITDA, thay vì 20% EBITDA như hiện tại.

Cụ thể, tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong cộng chi phí khấu hao phát sinh trong .

Với phần chi phí lãi vay không được trừ, doanh nghiệp sẽ được chuyển sang tính thuế tiếp theo, thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.

Thứ hai, Nghị định sửa đổi được áp dụng cho tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019, đồng thời cho phép hồi tố áp dụng cho tính thuế 2017, 2018 đối với nội dung nâng ngưỡng khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30% và áp dụng cách tính chi phí lãi vay thuần (chi phí lãi vay cho trừ lãi tiền gửi, lãi cho vay).

Cụ thể, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017, 2018 để xác định chi phí lãi vay, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (nếu có) và nộp cho cơ quan thuế quản trực tiếp trước ngày 1/1/2021. Trường hợp sau khi khai bổ sung, số thuế thu nhập doanh nghiệp giảm thì sẽ được giảm số tiền chậm nộp tương ứng (nếu có).

Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp lớn hơn số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp đã xác định lại thì phần chênh lệch được bù trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2020 và các năm tiếp theo nhưng tối đa không quá 05 năm kể từ năm 2020. Kết thúc thời hạn trên, không xử số thuế còn lại chưa bù trừ hết.

Trường hợp cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền đã thanh tra, kiểm tra và có kết luận thanh tra, kiểm tra, quyết định xử theo qui định của Luật quản thuế, người nộp thuế đề nghị cơ quan thuế quản trực tiếp xác định lại số thuế phải nộp. Căn cứ vào đề nghị của người nộp thuế và các hồ sơ, tài liệu có liên quan, cơ quan thuế xác định lại số thuế phải nộp, tiền chậm nộp tương ứng để thực hiện bù trừ phần chênh lệch theo qui định.

Việc xác định lại số thuế phải nộp được thực hiện tại trụ sở cơ quan quản thuế, không thực hiện thanh tra, kiểm tra lại tại trụ sở người nộp thuế, không thực hiện điều chỉnh lại kết luận và quyết định thanh tra năm 2017 - 2018. Trường hợp đã xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc đang giải quyết theo trình tự khiếu nại thì không điều chỉnh lại số tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.

Trước đó, ngày 17/4, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 3061 truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối với Bộ Tài chính liên quan đến việc hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi khoản 3 điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ về trần chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp có hoạt động liên kết.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị định đối với nội dung xử hồi tố cho năm 2017, 2018 theo phương án như ý kiến của đa số thành viên Chính phủ theo đúng qui chế làm việc của Chính phủ, bù trừ nghĩa vụ thuế của các tính thuế tiếp theo nhưng tối đa không quá 5 năm.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính tắt Nghị định, trình Thủ tướng , ban hành trong ngày 20/4. Thủ tướng đồng thời yêu cầu Bộ Tài chính có giải pháp quản chặt chẽ, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm khi xử hồi tố theo qui định của nghị định.

Sau đó, Bộ Tài chính đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo hai phương án và Thường trực Chính phủ đã cho ý kiến chỉ đạo thực hiện theo phương án thứ nhất là: Cho phép hồi tố năm 2017, 2018 đối với nội dung nâng ngưỡng khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30%, đồng thời áp dụng chi phí lãi vay thuần. 

Theo phương án này, dự kiến số thuế phải hoàn hoặc khấu trừ khoảng 4.875 tỉ đồng.

Đến ngày 31/5, Văn phòng Chính phủ tiếp tục lấy ý kiến các thành viên Chính phủ về nội dung dự thảo Nghị định sửa đổi khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 mà Bộ Tài chính đã trình, đồng thời lấy ý kiến về thẩm quyền quyết định việc thực hiện nguyên tắc khấu trừ với nghĩa vụ thuế của các tính thuế tiếp theo nhưng không quá 5 năm khi xử hồi tố đối với các năm 2017, 2018 là của Chính phủ hay của Quốc hội.

Và ngày 16/6, Văn phòng Chính phủ đã có công văn gửi Bộ Tài chính về việc tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi khoản 3, điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP. 

Theo đó, 100% thành viên Chính phủ biểu quyết việc thực hiện nguyên tắc hồi tố thuế thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Bộ Tài chính tổng hợp, tiếp thu, hoàn thiện, tắt dự thảo Nghị định theo đúng qui định và trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 17/6.

Minh Anh