|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Chính phủ Trung Quốc thâu tóm một ngân hàng tư nhân

11:56 | 28/05/2019
Chia sẻ
Lần đầu tiên trong hơn 20 năm, chính phủ Trung Quốc đã phải ra tay thâu tóm một ngân hàng tư nhân là Baoshang Bank.
Chính phủ Trung Quốc thâu tóm một ngân hàng tư nhân - Ảnh 1.

Trụ sở Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) tại Bắc Kinh - Ảnh: REUTERS

Bloomberg ngày 28-5 nhận định động thái này cho thấy áp lực đang ngày càng tăng đối với cổ phiếu của các ngân hàng nhỏ ở nước này cũng đang ở mức thấp khiến cho chỉ số mà hãng tin này sử dụng để đánh giá các ngân hàng Trung Quốc niêm yết tại Hong Kong, rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua, mức rủi ro tín dụng được đánh giá là "nghiêm trọng".

Trong khi đó, lãi suất Repo (mua lại) liên ngân hàng đã vọt lên cao nhất trong suốt tháng này.

Sự suy sụp của Baoshang đến từ các giao dịch cho vay ngoài sổ sách, tức là các giao dịch mà giới ngân hàng sử dụng để "lách" quy định hạn chế cho vay với các đối tượng có điểm tín dụng kém, cũng như trốn tránh yêu cầu về vốn lẫn trích lập dự phòng.

Vụ việc đang khiến giới đầu tư lo lắng về chất lượng thật sự của khối tài sản các bên cho vay nắm giữ, điều gì có thể dẫn đến một đợt thâu tóm tiếp theo, cũng như chính quyền sẽ hành động nhanh thế nào, theo Quỹ đầu tư China International Capital (CICC).

"Chúng tôi thấy rằng sẽ xuất hiện áp lực cổ phiếu đối với các ngân hàng thương mại có cùng quy mô, hoặc tập trung vào những lĩnh vực hoạt động liên quan tới Baoshang", đội ngũ chuyên gia của CICC cho biết.

Bên cạnh đó, S&P Global cảnh báo một số ngân hàng nhỏ sẽ "mẫn cảm với sự chững lại của nền kinh tế, vì không đủ khả năng quản ký rủi ro để theo kịp tốc độ tăng trưởng chóng mặt của bản thân".

Theo Bloomberg, các ngân hàng địa phương tại những khu vực thuộc vành đai công nghiệp của Trung Quốc mở rộng nhanh chóng các hoạt động cho vay phi truyền thống để tăng lợi nhuận, đỉnh điểm là vào đầu năm 2018.

Giới doanh nghiệp nhỏ tại các địa phương khó khăn thường sử dụng các khoản tín dụng ngầm (shadow-loan) để đa dạng hóa hoạt động, và theo một báo cáo của UBS năm 2017, các công ty này đang đối mặt với rủi ro quản trị rất lớn.

"Trường hợp của Baoshang sẽ thúc đẩy sự phân hóa sâu sắc giữa các ngân hàng nhỏ tại Trung Quốc. Những ngân hàng có lợi thế cạnh tranh sẽ trụ vững trong dài hạn", chuyên gia phân tích Ma Kunpeng của hãng tài chính Shenwan Hongyuan nhận định.

Nguyên Hạnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.