|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ngân hàng Trung Quốc đối mặt với 'cơn lũ' nợ xấu

16:59 | 18/03/2019
Chia sẻ
Theo đưa tin từ Bloomberg, các ngân hàng Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với một "cơn lũ" nợ xấu trong thời gian tới và tình hình có thể phức tạp hơn rất nhiều ngoài việc xoá các khoản nợ ra khỏi bảng cân đối kế toán.
Ngân hàng Trung Quốc đối mặt với cơn lũ nợ xấu  - Ảnh 1.

Nguồn: Bloomberg.

Trong năm 2018, các nhà chức trách đã làm việc chăm chỉ để kiềm chế đòn bẩy hệ thống tài chính. Tín dụng nền kinh tế tăng ở mức khá khiêm tốn khoảng 10% với mức tăng trưởng các khoản vay mới giảm về 14%. 

Để thực hiện điều này, Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng biện pháp thắt chặt thị trường tín dụng chưa chính thức và chuyển dần sang hệ thống ngân hàng. Tăng trưởng các khoản cho vay mới tại các ngân hàng đã tăng 13% trong năm ngoái.

Trong năm ngoái, các ngân hàng đã bán rất nhiều khoản nợ xấu cho các công ty quản lí tài sản (AMC). Theo báo cáo của Jason Bedford, Giám đốc điều hành nghiên cứu tài chính châu Á tại UBS Group AG tại Hồng Kông, doanh số bán cho các công ty AMC và các khoản thanh toán khác là gần 1,8 nghìn tỉ nhân dân tệ. Mặc dù vậy, số dư nợ xấu của các nhà bằng vẫn tăng từ 1.7000 tỉ nhân dân tệ lên 2.000 tỉ nhân dân tệ. 

Điều này có một vài hàm ý. Đầu tiên, các ngân hàng phải dành nhiều thu nhập hơn cho các khoản dự phòng rủi ro cho vay. Trong nửa đầu năm 2018, Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) đã phân bổ 43% lợi nhuận trước dự phòng để tăng vốn. Tại Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, dự phòng rủi cho đã "ăn mòn" khoảng 56% lợi nhuận nửa đầu năm, tăng từ 41% một năm trước đó.

Thứ hai, các số liệu cho thấy rằng Trung Quốc dường như chưa đề cập rõ ràng đến những con số nợ xấu. Báo cáo tài chính cho thấy tỉ lệ nợ xấu tại ICBC đã giảm từ 1,56% (cuối năm 2017) xuống 1,53%, tuy nhiên thị trường vẫn luôn có những nghi ngờ về mức độ chính xác của những con số này. 

Ngân hàng Trung Quốc đối mặt với cơn lũ nợ xấu  - Ảnh 2.

Tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc thấp hơn tỉ lệ trung bình của thế giới

Thứ ba, lĩnh vực tài chính ngày càng bị hạn chế về vốn. Các ngân hàng và AMC cũng đều gặp khó khăn hơn trong việc tăng vốn nhất là đối với các nhà băng cỡ nhỏ và trung bình. 

Trong khi đó, các nhà cho vay lớn thuộc sở hữu nhà nước đã bắt đầu triển khai các khoản tái cấp vốn. Vào tháng 1, Bank of China đã trở thành người đầu tiên bán trái phiếu vĩnh viễn, huy động được 40 tỉ nhân dân tệ. China Citic Bank Corp cũng lên kế hoạch bán trái phiếu để tăng vốn cấp 1.

Việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu từ vào các nhà cho vay nhỏ nhằm thâm nhập thị trường Trung Quốc là động cơ để nước này cần minh bạch hơn về vấn đề nợ xấu và kế hoạch xử lí nó. Càng trì hoãn lâu, việc xử lí sẽ càng tốn kém và đau đớn.

VietinBank bán 13.400 tỉ đồng nợ xấu sang VAMC?VietinBank bán 13.400 tỉ đồng nợ xấu sang VAMC? Morgan Stanley: Nợ công Trung Quốc dự kiến xấu đi, nhưng rủi ro từ tài chính ngầm giảmMorgan Stanley: Nợ công Trung Quốc dự kiến xấu đi, nhưng rủi ro từ tài chính ngầm giảm Bức tranh toàn cảnh nợ xấu ngân hàng 2018: ACB Bức tranh toàn cảnh nợ xấu ngân hàng 2018: ACB 'vụt sáng'

Trúc Minh