|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Chính phủ Đức đang lên kế hoạch cho dự thảo ngân sách 2020

06:51 | 19/03/2019
Chia sẻ
Theo bản kế hoạch, Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - sẽ tăng trưởng ở mức 1% trong năm 2019, thấp hơn so với dự báo ban đầu là 1,8%.
Chính phủ Đức đang lên kế hoạch cho dự thảo ngân sách 2020 - Ảnh 1.

(Nguồn: Manchikoni)

Các nguồn tin của Bộ Tài chính Đức ngày 18/3 cho biết chính phủ nước này đang lên kế hoạch cho một ngân sách cân bằng vào năm 2020, với việc tập trung vào cắt giảm chi tiêu để tránh dẫn đến nợ mới trong bối cảnh dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này sẽ chững lại.

Bản kế hoạch trên kêu gọi chỉ tăng chi tiêu ở mức 1,7% lên 362,6 tỷ euro (tương đương 411,3 tỷ USD) vào năm 2020.

Để cân bằng ngân sách, các bộ sẽ phải tìm cách phối hợp cắt giảm chi tiêu ở mức 625 triệu USD/năm.

Bản kế hoạch cũng dự báo chi tiêu quốc phòng sẽ được nâng từ mức 1,25% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2018 lên mức 1,37% GDP vào năm 2020, tiếp đó giảm xuống 1,25% GDP vào năm 2023.

Con số trên vẫn thấp hơn mục tiêu 2% mà con số mà các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đề ra cho năm 2024, cũng như thấp hơn khoản đóng góp 1,5% mà Đức cam kết đạt được vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, các nguồn tin khẳng định việc tăng chi tiêu quốc phòng sẽ được thảo luận lại qua từng năm.

Trong năm ngoái, Đức đã chi 50,2 tỷ USD cho quốc phòng, tăng hơn 4,6 tỷ USD so với năm 2017, nhưng vẫn chỉ bằng 1,23% GDP.

Theo báo cáo mới nhất của NATO công bố ngày 14/3, chi tiêu quốc phòng của các thành viên châu Âu trong khối quân sự này đã đạt mức cao nhất trong 5 năm qua, nhưng vẫn chỉ có 6 quốc gia cùng với Mỹ dành 2% GDP cho quốc phòng.

Nhìn chung, các đồng minh châu Âu đã chi 1,51% GDP cho quốc phòng, ngoại trừ Anh, Ba Lan, Hy Lạp và ba quốc gia vùng Baltic gồm Latvia, Lítva và Estonia chi 2% GDP theo yêu cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trước đó 5 năm, các đồng minh NATO đã cam kết sẽ chi 2% GDP hàng năm cho quốc phòng vào năm 2024.

TTXVN/Vietnam+

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.