|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Chính phủ đặt mục tiêu giảm lãi suất cho vay đến năm 2020

11:52 | 24/02/2017
Chia sẻ
Chính phủ xác định mục tiêu đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% và giảm lãi suất cho vay có tính cạnh tranh với các nước trong khu vực.
 

Nhằm nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế, Chính phủ đặt ra chương trình hành động mục tiêu năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD, nợ xấu đã bán cho Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) và nợ xấu đã phân loại xuống dưới 3% (không bao gồm nợ xấu của các ngân hàng thương mại yếu kém được Chính phủ phê duyệt xử lý theo phương án riêng).

Đồng thời, giảm lãi suất cho vay trung bình trong nước có tính cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình trong nhóm ASEAN-4.

Để đạt được hai mục tiêu trên, Chính phủ xác định nhiệm vụ trọng tâm của NHNN là lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các TCTD; xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo trong các TCTD có liên quan; đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng thương mại.

Kế hoạch đến năm 2020, các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó ít nhất 12 - 15 ngân hàng thương mại áp dụng thành công Basel II (phương pháp tiêu chuẩn trở lên).

NHNN khẩn trương thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 sau khi được phê duyệt. Hoàn thành cơ bản việc cơ cấu lại các TCTD, đẩy nhanh xử lý nợ xấu trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và ổn định, an toàn hệ thống.

NHNN chủ trì xây dựng và trình ban hành Luật cơ cấu lại TCTD và xử lý nợ xấu trong năm 2017; tăng cường thanh tra, giám sát quản trị rủi ro các tổ chức tín dụng.

Đối với chính sách tiền tệ, NHNN chủ trì thực hiện, điều hành lãi suất, tỷ giá theo nguyên tắc thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô.

Đồng thời, quản lý hiệu quả thị trường ngoại tệ, thị trường vàng; tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế. Điều hành tín dụng phù hợp, chú trọng lĩnh vực ưu tiên; xây dựng Đề án chống đô la hóa và vàng hóa trong nền kinh tế, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2017.

Tiến Vũ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.