|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

'Chìa khoá' nào mở cánh cửa phát triển bền vững cho kinh tế Việt Nam?

16:32 | 17/02/2018
Chia sẻ
Năm 2018, cục diện kinh tế thế giới tiếp tục chuyển biến mạnh mẽ với nhiều thời cơ và thách thức đan xen, nhiều mối liên kết kinh tế mới lại tiếp tục được định hình, Việt Nam sẽ ngày càng phải tham gia “luật chơi” một cách bình đẳng hơn với các đối tác lớn hơn.

chia khoa nao mo canh cua phat trien ben vung cho kinh te viet nam Giám đốc WB tại Việt Nam: Việt Nam là nền kinh tế mở cửa nhất thế giới
chia khoa nao mo canh cua phat trien ben vung cho kinh te viet nam Kinh tế Việt Nam ở đâu và về đâu khi thế giới bước vào thời đại số 4.0?

Ông Nguyễn Văn Thảo - Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - đã có những trao đổi về hoạt động ngoại giao kinh tế (NGKT), những thách thức và cơ hội đối với Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới có những diễn biến mới.

Phóng viên: Tình hình thế giới và khu vực, cục diện kinh tế thế giới tiếp tục chuyển biến mạnh mẽ với nhiều thời cơ và thách thức đan xen. Ông có bình luận gì về sự tham gia của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh này?

- Ông Nguyễn Văn Thảo: Năm 2017, mặc dù hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến chuyển nhanh, phức tạp. Kinh tế thế giới tuy tăng trưởng tốt hơn nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro, bất trắc do bất ổn tài chính-tiền tệ, bất ổn địa chính trị và an ninh quốc tế, do trào lưu dân tuý và chủ nghĩa bảo hộ.

Liên kết kinh tế-thương mại khu vực và toàn cầu tiếp tục được duy trì, song hợp tác quốc tế và tự do thương mại gặp phải những khó khăn không nhỏ khi các nước đều có nhu cầu đảm bảo động lực tăng trưởng cần thiết và thích ứng một cách hiệu quả với những đòi hỏi mới của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong bối cảnh này, một lần nữa, Việt Nam chứng tỏ được bản lĩnh, tự cường, sáng tạo, vượt khó khăn, đạt nhiều thành tích trong phát triển kinh tế.

Trong năm 2017, lãnh đạo cấp cao ta đã thực hiện 18 chuyến thăm đến 19 nước, dự 8 hội nghị quốc tế đa phương, đồng thời đón 36 lượt nguyên thủ và thủ tướng các nước đến thăm Việt Nam. Nhờ các chuyến thăm này, ta đã xây dựng được trọng tâm cơ chế, cũng như khuôn khổ hợp tác thuận lợi trên từng lĩnh vực để phát triển kinh tế đất nước.

Những chuyển biến tích cực trên đây khẳng định tính đúng đắn của các chính sách, biện pháp Việt Nam đã và đang triển khai. Bên cạnh đó, phải thấy rằng quyết tâm và nỗ lực xây dựng Chính phủ liêm chính, hành động, kiến tạo phát triển đã tạo niềm tin, không khí hứng khởi và tinh thần khởi nghiệp sáng tạo lan tỏa sâu rộng đến từng doanh nghiệp và người dân.

chia khoa nao mo canh cua phat trien ben vung cho kinh te viet nam
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Văn Thảo

Lần đầu tiên sau nhiều năm, Việt Nam đã hoàn thành và vượt toàn bộ 13/13 chỉ tiêu đề ra và đạt nhiều mốc “kỷ lục” mới. Tăng trưởng GDP đạt 6,81%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây, hơn nhiều nước khu vực; năm 2017 GDP đầu người theo giá hiện hành đạt trên 2.400 USD…

Việt Nam tăng 5 bậc, lên thứ 55/137 nước trong xếp hạng của WEF và WB xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam lên thứ 68/190 nền kinh tế, tăng 14 bậc. WIPO đánh giá Chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) của ta tăng 12 bậc, lên thứ 47/127 nước. Đây là thứ hạng cao nhất Việt Nam đạt được từ trước đến nay.

Năm 2018, nhiều mối liên kết kinh tế mới lại tiếp tục được định hình, Việt Nam sẽ ngày càng phải tham gia “luật chơi” một cách bình đẳng hơn với các đối tác lớn hơn. Vậy theo ông, chúng ta cần chọn con đường liên kết như thế nào để có được những mối quan hệ kinh tế bền vững?

-Năm 2018 là năm ghi dấu ấn quan trọng cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Chúng ta phấn đấu thực hiện các cam kết của các FTA đã ký, thúc đẩy sớm hoàn tất phê chuẩn FTA Việt Nam-EU, ký Hiệp định CPTPP, thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Rõ ràng, với 16 hiệp định tự do thương mại đã có hiệu lực hoặc đang đàm phán, Việt Nam đang ngày càng chủ động tham gia và góp phần hình thành hệ thống thương mại quốc tế. Với thể chế ổn định, Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ đặc biệt, là đối tác, đối tác toàn diện, hay đối tác chiến lược với khoảng 30 quốc gia khác nhau (trong đó có các đối tác chủ chốt như Mỹ, Nhật, Nga…) đảm bảo ổn định, thuận lợi cho đất nước trong giao thương quốc tế.

Việt Nam cần thúc đẩy các biện pháp trong xây dựng các thỏa thuận thương mại đa phương và song phương. Trong đó, cần rà soát lại các thỏa thuận đã đạt được và đang thực hiện, cùng các nước xác định các điểm mạnh cũng như những tồn tại của các thỏa thuận để có thể sửa đổi, cải tiến và thậm chí là xây mới.

chia khoa nao mo canh cua phat trien ben vung cho kinh te viet nam
Thông qua ngoại giao kinh tế, Việt Nam có nhiều cơ hội mới trong liên kết khu vực và thế giới

Chúng ta cần đổi mới mạnh mẽ hơn các chính sách và cơ chế hỗ trợ cho thương mại và đầu tư. Cởi mở, minh bạch, trong sạch chính là nền tảng cho sự bền vững trong phát triển.

Chúng ta cần tìm kiếm, xác định và xây dựng các chuẩn mực chung, hài hòa lợi ích của các bên để từ đó đem lại sự cân bằng trong quan hệ kinh tế thương mại của nước ta với các nước khác.

Ngoại giao phục vụ phát triển đã có những chuyển biến gì và cần có những thay đổi nào để tiếp tục thu được hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu hội nhập của đất nước trong giai đoạn mới, thưa ông?

-Năm 2017, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nổi bật từ ngoại giao kinh tế (NGKT). Bao trùm là việc chúng ta đã triển khai mạnh mẽ, hiệu quả các hoạt động đối ngoại đa phương, với điểm sáng là đảm nhiệm xuất sắc vai trò chủ nhà Năm APEC 2017. Đây có thể coi là đợt triển khai NGKT lớn với thành công nổi bật là tận dụng triệt để cơ hội do APEC mang lại để phục vụ những lợi ích kinh tế cụ thể.

NGKT đã góp phần kiến tạo những điều kiện cần cho chuyển tiếp kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phát triển tới, đặc biệt là việc duy trì giá trị cốt lõi của thương mại, đầu tư tự do và mở, ủng hộ cho hệ thống thương mại đa phương.

Bộ Ngoại giao cùng các Bộ, ngành đã vận động các nước thành viên kiên trì nền tảng để tiếp tục thảo luận, hướng tới Hiệp định CPTPP; thúc đẩy đàm phán, phê chuẩn, triển khai các các FTA thế hệ mới quan trọng như EVFTA, RCEP, FTA với Hàn Quốc…; tích cực vận động các nước công nhận Quy chế KTTT cho Việt Nam (hiện đã được 70 nước công nhận).

Điểm nhấn quan trọng nữa là việc Bộ trưởng Ngoại giao ban hành Chỉ thị 03 về việc đẩy mạnh công tác NGKT vì mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2017-2020. Chỉ thị và kế hoạch NGKT 2017-2018 là khuôn khổ chính sách quan trọng giúp định hướng nhiệm vụ công tác và các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác Ngoại giao Kinh tế trong bối cảnh mới.

Bước sang năm 2018, kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng khả quan, song đà phục hồi không bền vững. Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng toàn cầu. Đối với Việt Nam, 2018 là năm bản lề trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Việt Nam rất cần những động lực mới để tạo đột phá về tăng trưởng kinh tế.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Châu Như Quỳnh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.