|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Kinh tế Việt Nam ở đâu và về đâu khi thế giới bước vào thời đại số 4.0?

07:59 | 16/02/2018
Chia sẻ
Năm 2017 đã đi qua, chúng ta có điều kiện nhìn lại và đánh giá một năm nhiều đổi thay của một đất nước đi lên, một con rồng nhỏ đang vươn mình hội nhập, nhưng giữa sân chơi lớn, cuộc chơi mới, chúng ta lại thấy rõ yếu kém của mình. Thế giới đang đi vào Cách mạng 4.0, đâu đó người ta đã tạo dựng giá trị mới cho tăng trưởng từ cuộc cách mạng này. Đối diện với các mới, Việt Nam sẽ làm gì, sẽ làm gì để tận dụng phát triển đất nước, thay vì trốn chạy.
kinh te viet nam o dau va ve dau khi the gioi buoc vao thoi dai so 40 Giới chuyên gia: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ổn định trong năm 2018
kinh te viet nam o dau va ve dau khi the gioi buoc vao thoi dai so 40 Việt Nam: 'Con hổ' kinh tế đang vươn mình!

Dân Trí xuân Mậu Tuất 2018 xin trích đăng các ý kiến, quan điểm, góc nhìn và giải pháp của các chuyên gia kinh tế đầu ngành của Việt Nam và quốc tế về tiến trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn gần đây, những thách thức, cơ hội và những bước chuyển mình để Việt Nam thực sự tạo dựng được giá trị gia tăng của hội nhập đối với phát triển đất nước.

kinh te viet nam o dau va ve dau khi the gioi buoc vao thoi dai so 40
Kinh tế Việt Nam năm 2017 có những dấu hiệu khởi sắc rất rõ ràng

Cùng sống trong cơ hội, doanh nghiệp Việt khó làm chủ cuộc chơi

TS Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng: Có vẻ như các DN FDI đã tận dụng tốt hơn những cơ hội từ hội nhập kinh tế, nhất là cơ hội từ việc loại bỏ thuế, gia nhập thị trường của hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam sang các nước có ký FTAs.

Ông Cung đánh giá: Thời gian mở cửa, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trông chờ chủ yếu nhờ đầu tư nước ngoài. Nếu không có đầu tư nước ngoài thì nền kinh tế lúc này “rất tệ” vì khu vực DN Nhà nước có cơ hội nhưng lại yếu kém, mất năng lực; doanh nghiệp tư nhân nhỏ bé, lạc hậu và thiếu kỹ năng. Nếu tiếp tục phân hoá nền kinh tế thành hai thành phần FDI và khu vực trong nước như hiện nay sẽ gây ra nhiều vấn đề cho tương lai.

kinh te viet nam o dau va ve dau khi the gioi buoc vao thoi dai so 40
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung: Nền kinh tế chia thành hai: FDI và khu vực trong nước như hiện nay sẽ gây ra nhiều vấn đề cho tương lai.

Viện trưởng CIEM cho biết: “Cùng sống trong cơ hội từ các Hiệp định thương mại song và đa phương (FTAs) thế hệ mới, nhưng hình như khó khăn vướng mắc chủ yếu đến từ DN trong nước chứ không phải từ DN FDI”.

Theo ông Cung, "Rào cản trước tiên là hàng rào phi thuế quan, hạn chế xuất khẩu từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển. Giải pháp giảm hàng rào kỹ thuật trước tiên phải có cái nhìn tích cực, chúng ta phải đáp ứng những chuẩn mực cao thì mới tận dụng được cơ hội tiếp cận với thị trường, nếu không, chúng ta sẽ bị loại".

"Muốn lấy được cơ hội từ các FTAs để tiếp cận thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản thì phải hiểu thị trường, đáp ứng nhu cầu, tiêu chuẩn, từ đó đầu tư thêm, thay đổi quy trình sản xuất, quản trị... Quả thực DN Việt Nam thụ động trong đáp ứng những yêu cầu này", ông Cung nói.

CGKT này cũng chỉ rõ thực trạng: Doanh nghiệp Việt khó đáp ứng được chuẩn mực của các tập đoàn đa quốc gia, những chuẩn mực để tham gia vào chuỗi giá trị của họ thường khó hơn những chuẩn mực quốc gia.

“Phải hiểu tiêu chuẩn của họ, có thể có tiêu chuẩn phân biệt đối xử thì phải hiểu và yêu cầu họ bãi bỏ, sửa đổi để đảm bảo tiếp cận công bằng hàng hoá Việt Nam vào những chuỗi giá trị này”, Viện trưởng Cung đánh giá

Cách mạng 4.0, đừng nhìn như thách thức

TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Chương trình giảng dạy Kinh tế, Trường Đại học Fulbright Việt Nam cho biết: Kinh tế thế giới 10 năm trước có tốc độ tăng 4%, nay chỉ còn 3%, các nền kinh tế mới nổi đang phát triển có tốc độ 8,3% nay chỉ còn 6,8%; Trung Quốc, Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng đang giảm. Với một quốc gia phụ thuộc vào thị trường nước ngoài như Việt Nam, có nền kinh tế mở như vậy, điều này chắc chắn có tác động.

“Nền kinh tế Trung Quốc hay bất cứ nền kinh tế có quan hệ thương mại, đầu tư lớn nào với Việt Nam có những trục trặc, rủi ro và điều này có lẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chúng ta”, ông Tự Anh nói.

Vị chuyên gia cho rằng: Cùng với GDP tăng trưởng chậm lại một điều thấy rất rõ là tốc độ tăng trưởng thương mại chậm lại. Một nước phục thuộc rất lớn vào thương mại thế giới như Việt Nam chắc chắn cần phải nhìn thấy điều này như một cảnh báo. “Chúng ta vừa hội nhập quốc tế nhưng đồng thời cũng phải chăm lo cho thị trường trong nước. Đây là thông điệp hết sức quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua”, ông Tự Anh nhấn mạnh.

kinh te viet nam o dau va ve dau khi the gioi buoc vao thoi dai so 40
CGKT Vũ Thành Tự Anh:"Việt Nam ở đâu trong tiến trình cách mạng 4.0 thì những nhà hoạh định chính sách phải trả lời"

Thế giới biến động, Việt Nam đang đứng ở đâu? Ông Tự Anh nhận định: Năm 2016, nền kinh tế Việt Nam đứng ở thứ 14 về điểm hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong năm 2017 theo báo cáo của MUTRAP thì Việt Nam đứng ở vị trí 12, tức có sự cải thiện về thứ bậc hấp dẫn đầu tư, tóm lại triển vọng kinh tế toàn cầu tương đối khả quan.

Tuy nhiên, thế giới đang chứng kiến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng 4.0) chúng ta biết, hiểu nhưng chưa ứng dụng vào để tăng giá trị mới cho nền kinh tế.

"Cách mạng 4.0 sẽ thay đổi 1 cách toàn diện cách chúng ta sống, kinh doanh, các hệ thống tương tác với nhau, do vậy sẽ tác động đến cáchchúng ta ra chính sách và cải cách quốc gia... Nếu nhìn vào tiến bộ mới như trí tuệ nhân tạo, số hoá, công nghệ sinh học... có thể thấy rằng những bước tiến như vũ bão, tuy nhiên Việt Nam ở đâu trong tiến trình này thì những nhà hoạh định chính sách phải trả lời", ông Anh nói.

Ông Anh nói: Nếu chúng ta so sánh thì khoảng cách giữa Việt Nam với ASEAN 4 tương đối xa, trong đó có các tiêu chí như: Sự sẵn sàng về công nghệ, trình độ của người lao động, khả năng sáng tạo và sử dụng công nghệ. Trong đó, sáng tạo - điều kiện quan trọng để chúng ta tận dụng công nghệ thì Việt Nam đang đi sau mặt bằng chung của ASEAN và thế giới, điều này có nghĩa chúng ta sẽ tiếp tục nói về công nghệ 4.0 nhưng chúng ta vẫn chỉ mới đang chuẩn bị cuộc chơi.

Đừng coi Việt Nam là nơi xuất khẩu hộ, tăng trưởng nhờ

TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định: Việt Nam mở cửa rất thành công, chúng ta nên tiếp tục mở cửa hội nhập nhưng vẫn giữ được độc lập chính sách. Thời gian tới, khi ký FTA với EU nền kinh tế sẽ chịu những áp lực to lớn về chất lượng hàng hoá, thể chế tuy nhiên, đây là cơ hội để cho DN Việt Nam vươn lên, cải cách nội lực.

kinh te viet nam o dau va ve dau khi the gioi buoc vao thoi dai so 40
Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên:"Việt Nam gần như tham gia vào tất cả làn sóng và xu hướng nền kinh tế thế giới nhưng nhìn lại chúng ta được lợi gì?", Ảnh: M.Q

Viện trưởng Thiên đánh giá: Việt Nam gần như tham gia vào tất cả làn sóng và xu hướng nền kinh tế thế giới nhưng nhìn lại chúng ta được lợi gì? Việt Nam là quốc gia thành công và hưởng lợi nhiều từ hội nhập, tuy nhiên mặc dù hội nhập là quan trọng nhưng phương thức hội nhập còn quan trọng hơn.

Nói cách khác, đừng biến hội nhập của Việt Nam như điểm trung gian để các DN FDI xuất khẩu nhờ. Điều này làm sai lệch nội dung và mục đích, khiến tăng trưởng cao nhưng chất lượng sống và thu nhập của người dân Việt Nam không tương xứng.

Ông Thiên dẫn chứng: Chúng tôi có nghiên cứu về ngành điện tử của Việt Nam, trọng điểm là 2 tập đoàn lớn đã đầu tư là Samsung và Intel. Phát hiện một vấn đề là trong chuỗi giá trị của các ông lớn trên, DN Việt Nam về cơ bản không có ở vị trí nhà cung ứng (vendor) cấp 1 ở các phần việc quan trọng. Nếu có cũng chỉ là dây truyền vỏ, bao bì, nhãn mác. Đa số tập trung ở cấp 2, 3 và các cấp dưới với giá trị gia tăng không cao.

Ở góc nhìn ngoài cuộc, ông Bruno Angelet, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết: Việt Nam đứng sau Singapore trong ASEAN về độ mở của nền kinh tế, những FTAs sẽ giúp Việt Nam cải thiện nền kinh tế trong tương lai, nhưng làm thế nào kinh tế trong nước giảm độ phụ thuộc vào nước ngoài?

Ví dụ nông nghiệp Việt Nam có vị trí đáng kể, những mặt hàng cà phê, cao su có vị trí nhất định trên trường quốc tế. Nếu xuất sang EU, hàng hoá Việt Nam sẽ tận dụng được ưu đãi thuế trong FTAs, vấn đề chính còn lại là tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn. Nhiều DN Việt than phiền tiêu chuẩn EU quá cao, nhưng thực tế EU không có sự phân biệt đối xử giữa DN Việt và DN EU.

Ông Bruno cho biết, vấn đề cốt lõi là Việt Nam phải có những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn để đảm bảo rằng những năm tới sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam có chất lượng hàng đầu trên thế giới. Việt Nam đầu tư nhiều vào thương hiệu, nhưng sản phẩm tôm vẫn có dư lượng kháng sinh cao thì thương hiệu của con tôm bị ảnh hưởng.

"Chúng tôi quan tâm tới chất lượng, chứ không phải số lượng và DN Việt Nam cần chú ý điểm này, và nếu hàng hoá Việt Nam đạt chuẩn vào EU thì có thể xuất đi khắp khu vực trên toàn thế giới", Đại sứ EU nói.

Nguyễn Khánh