|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Chè Việt 'chật vật' ở châu Âu

14:02 | 12/04/2019
Chia sẻ
Một doanh nghiệp chia sẻ người châu Âu ấn tượng xấu với chè Việt Nam bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng không đạt tiêu chuẩn. Do đó, việc xuất khẩu chè sang thị trường này trở nên khó khăn.

Chè Việt bị ấn tượng xấu, có DN phải lái xe lòng vòng châu Âu gặp từng đối tác chế biến chè thô

Phát biểu diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam, ông Hồng Minh Đức, chủ một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu chè hữu cơ cho biết doanh nghiệp (DN) bắt đầu từ năm 2003. 

Lúc đó, ông tin tưởng rằng chè hữu cơ là sản phẩm tương lai và doanh nghiệp đang đi đúng hướng. Đến năm 2013, tức là sau 10 năm thành lập, doanh nghiệp ông vẫn "trầy trật" trong việc xuất khẩu chè châu Âu vì ấn tượng xấu của thị trường này đối với chè Việt Nam.

Chè Việt chật vật ở châu Âu - Ảnh 1.

Ông Hồng Minh Đức chia sẻ về những khó khăn về xuất khẩu chè sang thị trường châu Âu. Ảnh: Đức Quỳnh

Ông Đức kể lại: "Người châu Âu ấn tượng xấu với chè Việt Nam do bị dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng không đạt tiêu chuẩn. Chúng tôi đã phải lái xe lòng vòng châu Âu để gặp từng doanh nghiệp chế biến chè thô. 

Năm đầu tiên không doanh nghiệp nào muốn tiếp chúng tôi và lấy lí do là bận. Năm thứ hai chúng tôi liên tục gửi mẫu chè sang bên họ nhưng bị chối. Tuy nhiên, chúng tôi cứ tiếp tục kiên trì gửi mẫu và cuối cùng họ đã chấp nhận thử và ấn tượng với sản phẩm".

Sau nhiều năm nỗ lực xúc tiến xuất khẩu chè sang châu Âu, từ xuất phát chỉ 2 - 3 sản phẩm, đến nay công ty của ông Đức đã có 30 sản phẩm chè xuất khẩu sang đây. Dù doanh nghiệp còn nhiều khó khăn cần giải quyết nhưng đã tự tin hơn vào sản phẩm của mình và tìm các thị trường mới như Canada.

Ông Đức cũng chia sẻ, hiện nay nguồn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành chè nói riêng vẫn còn đang hạn chế. Để xuất khẩu sang các thị trừng khó tính cần duy trì sản xuất, chứng nhận, nắm bắt xu thế mới, phát triển thị trường mới.

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu chè trong tháng 3 đạt 9.000 tấn, trị giá 16 triệu USD, tăng 0,7% về lượng và tăng 18,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Tính chung quí I, xuất khẩu chè đạt 26.000 tấn, trị giá 46 triệu USD, tăng 4,1% về lượng và tăng 17,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Đáng chú ý, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng chè trong tháng 3 đạt 1.778 USD/tấn, tăng 9% so với tháng trước 2. Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng chè trong quí I đạt 1.745 USD/tấn, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Tuy nhiên, để doanh nghiệp phát triển, cần phải tập trung vào 1 - 2 vấn đề trọng tâm trong đó có phát triển dịch vụ khách hàng và phát triển sản phẩm. Còn các việc khác như duy trì chứng nhận, thông tin thị trường thì cơ quan quản lí và hiệp hội ngành hàng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp.

Ông Đức nêu ý kiến hiệp hội nên thay đổi cách làm như mô hình cũ mà thay vào đó hoạt động như một doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ mà doanh nghiệp cần. Nhà nước sẽ đóng vai trò như một đơn vị cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.

Vai trò của xúc tiến thương mại

Tại Diễn đàn, các chuyên gia cho rằng vấn đề nổi cộm cần giải quyết trong công tác xuất khẩu chính là cách thức tiếp cận thị trường với hình thức xúc tiến thương mại qua môi trường thương mại điện tử; các chia sẻ về tiếp cận mới trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu. 

Ông Đức cho hay sau một khoảng thời gian khó khăn khi xuất khẩu chè sang châu Âu, ông tìm đến Cục Xúc tiến và Phát triển Thị trường nông sản và Tổ chức Hỗ trợ nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI). Từ đó, doanh nghiệp ông tìm ra xu hướng và sở thích uống trà của thị trường châu Âu.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, cho hay kinh tế Việt Nam đặc biệt dựa vào duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bền vững.

"Dù doanh nghiệp đã rất chủ động, tuy nhiên từ đặc diểm của nền kinh tế đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó họ phải tự đi bươn chải, luồn lách vào các phân khúc thị trường ngách. Do đó, đây là việc quá sức so với họ. 

Vì vậy, vai trò của Cục Xúc tiến Thương mại là cơ quan quản lý. Đồng thời, Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến cho hiệu quả nhất, giảm sức ép chi phí ngồn lực cho doanh nghiệp", ông Phú nói.

Đức Quỳnh

ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.