|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chặng đua xe F1 Hà Nội sẽ tạo 'cú hích' cho nền kinh tế sau dịch virus Corona

15:49 | 16/02/2020
Chia sẻ
Giải đua xe F1 Việt Nam Grand Prix 2020 được tổ chức tại Hà Nội sắp tới được kỳ vọng sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch sau những tổn thất nặng nề do virus Corona gây ra.

Giải đua xe F1 Việt Nam Grand Prix 2020 được tổ chức tại Hà Nội sắp tới được kỳ vọng sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch sau những tổn thất nặng nề do virus Corona gây ra.

Giải đua xe F1 Việt Nam Grand Prix 2020 được tổ chức tại Hà Nội sắp tới được kỳ vọng sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch sau những tổn thất nặng nề do virus Corona gây ra.

Chặng đua Công thức 1 Việt Nam  (F1 Vietnam Grand Prix) - diễn ra từ ngày 3 đến 5/4 tại Hà Nội. Việt Nam sẽ là quốc gia Đông Nam Á thứ 3 đăng cai Grand Prix trong lịch sử của giải này, sau Malaysia và Singapore. Mùa giải vô địch F1 thế giới năm 2020 sẽ bao gồm 22 chặng đua. Hà Nội là nơi diễn ra chặng đua thứ 3, sau hai chặng đua ở Úc và Bahrain.

Đại diện Công ty Việt Nam Grand Prix nhận định, thời điểm tổ chức chặng thi đấu F1 Vietnam Grand Prix cũng là bắt đầu của kỳ nghỉ Lễ Phục sinh, hứa hẹn sẽ thu hút được hàng ngàn du khách quốc tế đến tham gia trải nghiệm chặng đua và khám phá du lịch tại Việt Nam.

Với chi phí điều hành một đội đua tầm trung (bao gồm chi phí thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng xe đua cũng như chi phí lương bổng, đi lại cho các tay đua và đội ngũ hỗ trợ...) lên đến 120 triệu USD mỗi năm, giải đua F1 tạo ra hiệu ứng kinh tế và việc làm rất rõ ràng.

"Cú hích" cho ngành du lịch

Giải đua F1 là một sự kiện truyền hình lớn, với lượng khán giả tích lũy hàng năm lên đến 1,8 tỷ người, sự kiện thể thao này hiện đang có hơn 506 triệu người hâm mộ toàn cầu và số người tham dự trung bình mỗi lần tổ chức là khoảng 200.000 người cho mỗi chặng đua (hơn 50% là du khách nước ngoài).

Du khách quốc tế đến tham dự giải sẽ là đòn bẩy, động lực cho hàng không Việt Nam phục hồi sau giai đoạn khó khăn vì dịch viêm phổi Vũ Hán. Giải đua F1 cũng là cơ hội béo bở tạo ra các lợi ích kinh tế cho nước đăng cai, chẳng hạn thúc đẩy doanh thu ngành du lịch, tạo việc làm và quảng bá hình ảnh đất nước.

Chặng đua xe F1 Hà Nội sẽ tạo 'cú hích' cho nền kinh tế sau dịch virus Corona - Ảnh 1.

Công trường đường đua Hà Nội được đẩy nhanh tiến độ trước giờ 'G'.

Đặc biệt, Việt Nam có một nền văn hóa đa dạng, với nhiều sản phẩm văn hóa phi vật thể có thể đưa vào để tổ chức các sự kiện bên lề nhằm đưa đến cho khán giả, khách du lịch có nhiều trải nghiệm. 

Đây cũng là một cơ hội để Việt Nam có thêm các sản phẩm du lịch cao cấp mới, thu hút du khách quốc tế, cũng như tạo điều kiện giao lưu, xúc tiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong các lĩnh vực, qua đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề từ sự bùng phát của virus Corona gây ra.

F1 Vietnam Grand Prix sẽ tạo ra nguồn doanh thu mới cho các công ty địa phương vì 90% hoạt động chuẩn bị và điều hành giải này được giao cho các nhà thầu phụ trong nước. Trong khi đó, các khách sạn và cơ sở ăn uống kinh doanh khởi sắc trong thời gian cuộc đua diễn ra. 

Lượng khách tăng cũng sẽ giúp các sản phẩm tour đặc sắc riêng có tại Hà Nội cũng như các tỉnh, thành phố khác bán được nhiều hơn, qua đó, có thể gắn kết chặt chẽ mối quan hệ giữa du lịch với thể thao. Tạo tiền đề cho những sự kiện văn hóa du lịch trong những năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, hàng loạt sự kiện ăn theo như hòa nhạc, lễ hội, tiệc tùng, hội nghị được tổ chức tại khu vực đua và trên khắp đất nước tạo ra một tuần lễ cực kỳ sôi động. 

Nhiều hoạt động bên lề giải đấu cũng sẽ giúp du khách và người hâm mộ được trải nghiệm tối đa không gian sự kiện, chấp nhận chi tiền mạnh tay, hình ảnh đất nước, ẩm thực và văn hóa của quốc gia cũng được quảng bá với hàng trăm triệu khán giả truyền hình khắp thế giới miễn phí.

Cơ hội hợp tác toàn cầu

Thông tin VinFast trở thành nhà tài trợ F1 Vietnam Grand Prix khiến không ít người bất ngờ. VinFast sẽ trở thành nhà tài trợ chính trẻ tuổi nhất trong lịch sử Giải vô địch đua xe F1 thế giới, bên cạnh các thương hiệu nổi tiếng. 

Thương hiệu cũng sẽ trở thành một phần của tên gọi chặng đua: Formula 1 VinFast Vietnam Grand Prix. Điều này mang đến cho VinFast cơ hội tiếp cận hơn 500 triệu người hâm mộ môn thể thao tốc độ trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, logo của VinFast sẽ hiện diện tại các vị trí nổi bật của trường đua F1 Việt Nam, cũng như trong các ấn phẩm truyền thông tại chặng đua F1 Vietnam Grand Prix, qua đó đưa tên tuổi VinFast vươn rộng đến hàng trăm triệu khán giả toàn cầu. 

Trong đó, chiếm một tỷ lệ lớn là  khán giả châu Âu và Bắc Mỹ - 2 thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp này đang đặt mục tiêu tấn công trong những năm sắp tới.

Chặng đua xe F1 Hà Nội sẽ tạo 'cú hích' cho nền kinh tế sau dịch virus Corona - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Việt Quang - Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vingroup và ông Chase Carey - Chủ tịch, Tổng giám đốc Formula One Group tại lễ công bố nhà tài trợ chính chặng đua F1 VinFast Vietnam Grand Prix 2020.

Ngoài ra, theo Vietnamnet, danh sách các nhà tài trợ của F1 ngày nay có sự góp mặt của rất nhiều ngành, nghề khác nhau. 

Bên cạnh các lĩnh vực truyền thống với mối liên quan mật thiết như thể thao, xe hơi, dầu khí, các nhà tài trợ lớn còn đến từ các nhóm ngành như tài chính, ngân hàng, bất động sản, công nghệ thông tin, hay thậm chí là giải trí, thời trang, phong cách sống... 

Với Việt Nam Grand Prix 2020, đó là những tên tuổi gạo cội của thế giới và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như Heineken Silver, Ngân hàng LienVietPostBank, VPBank, MIK Group, Johnnie Walker.

Sự đa dạng trong thành phần nhà tài trợ và đơn vị đồng hành cho thấy giải đua xe F1 không chỉ đơn thuần là một giải đua thể thao tốc độ mà còn là sự kiện mang đậm yếu tố giải trí, thời trang, âm nhạc, lễ hội, nơi hội tụ của người nổi tiếng, sự xa hoa, thời thượng và đẳng cấp. 

Chính vì thế, đây sẽ là cơ hội có một không hai để các thương hiệu giao lưu, gắn kết và mở ra triển vọng hợp tác với những “ông lớn” toàn cầu.

Minh chứng thực tế doanh thu khủng cho kinh tế

Hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế từ việc tổ chức giải đua xe F1, đã được minh chứng bởi những thành công của các quốc gia đăng cai giải đua xe nổi tiếng nhất thế giới này. 

Trong quá khứ, giải đua xe F1 United States Grand Prix được tổ chức tại The Circuit of the Americas đã đóng góp đáng kể cho nền kinh tế địa phương, với tổng giá trị tác động kinh tế đến khu vực Austin Metro từ năm 2012 đến 2015 lên con số 2,8 tỷ USD.

Kể từ Grand Prix đầu tiên của họ vào năm 2008, Singapore đã tiếp đón hơn 450.000 du khách quốc tế, những người đã đóng góp khoảng 1,4 tỷ USD vào các khoản thu cho ngành du lịch.

Với chi phí tổ chức xấp xỉ 150 triệu đô la Singapore mỗi năm, trong đó 60% đến từ ngân sách của chính phủ, Singapore Grand Prix thực sự “có lãi”. Kể từ năm 2017, chi phí tổ chức cuộc đua F1 ở nước này giảm về mức 130 triệu đô la Singapore, trong đó, khoảng 90 triệu đô la Singapore (66 triệu đô la Mỹ) là phí đăng cai.

Ông S.Iswaran, Bộ trưởng Công thương Singapore vào thời điểm năm 2017, nói: “Giải Singapore Grand Prix đã tạo ra các lợi ích lớn đối với nền kinh tế chúng tôi cũng như thương hiệu nhượng quyền Formula 1. 

Cuộc đua F1 củng cố hình ảnh của Singapore như là một thành phố sáng tạo, năng động trước lượng khán giả đông đảo khắp thế giới. Nó cũng tạo ra các cơ hội kinh doanh tốt đối với người dân và doanh nghiệp”.

Tương tự như vậy, một nghiên cứu gần đây của PriceWaterhouseCoopers đã cho thấy rằng, giải đua F1 Azerbaijan Grand Prix ở Baku đã đưa về 277,3 triệu USD cho nền kinh tế nước nhà trong năm 2016 và 2017.

Với việc được tổ chức hàng năm, giải đua F1 Grand Prix sẽ luôn mang đến giá trị gia tăng cả việc làm hàng năm và thời vụ cho quốc gia đăng cai giải đua nổi tiếng này. Khi Grand Prix tới Montreal, giải đấu đã tạo ra thêm 640 việc làm ở khu vực Quebec trong xuyên suốt thời gian tổ chức sự kiện.

Chặng đua xe F1 Hà Nội sẽ tạo 'cú hích' cho nền kinh tế sau dịch virus Corona - Ảnh 3.

iải đua xe F1 Việt Nam Grand Prix 2020 sẽ được diễn ra vào ngày 5/4/2020.

F1 Vietnam Grand Prix là chặng đua đường phố mới nhất của F1 mùa giải 2020, hứa hẹn nhiều thử thách và cảm hứng mới lạ. Đường đua dài 5.607m với 23 khúc cua và sở hữu một trong những đoạn thẳng dài nhất trong các đường đua xe Công thức 1, tới gần 1,6km, nơi các tay đua có thể đạt tốc độ tối đa là 335km/h.

Sự kiện F1 Vietnam Grand Prix sẽ gồm các hoạt động biểu diễn quy mô lớn và sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng trong nước và quốc tế. Bên cạnh các chương trình giải trí bên lề đặc trưng của chặng đua F1 như tham quan Pit Lane; tiếp xúc với các tay đua nổi tiếng..., khách sẽ được thưởng thức không khí lễ hội ẩm thực đặc biệt, góp phần quảng bá các giá trị văn hoá độc đáo của Việt Nam đến với du khách quốc tế.

Không hoãn chặng đua Vietnam Grand Prix

Trước tình hình diễn biến phức tạp của virus Corona, trao đổi với truyền thông châu Âu, ông Ross Brawn, Giám đốc điều hành giải đua xe Công thức 1 (F1) cho biết, chặng đua F1 lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam vẫn sẽ diễn ra vào ngày 5/4.

Khẳng định chặng đua Formula 1 Vietnam Grand Prix vẫn diễn theo đúng lịch trình tại Hà Nội, Giám đốc điều hành F1, ông Ross Brawn ra theo lịch trình bất chấp nguy cơ nêu rõ: "Việt Nam có một số trường hợp nhiễm bệnh liên quan đến Covid-19 nhưng chưa đến mức độ đáng lo ngại. Chúng tôi được khuyến cáo chặng đua có thể diễn ra bình thường"


Quang Dân

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.