|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chân dung ông trùm thời trang xa xỉ Pháp - người chi hàng trăm triệu USD để khôi phục lại Nhà thờ Đức Bà Paris sau sự cố hỏa hoạn

08:46 | 11/12/2021
Chia sẻ
François-Henri Pinault đã dành cả đời cho công việc kinh doanh của gia đình. Kering hiện có giá trị gần 97 tỷ USD, chuyên về các mặt hàng thời trang xa xỉ.
François-Henri Pinault: Người đứng đầu đế chế tỷ đô Kering, định hình tính bền vững trong ngành thời trang xa xỉ - Ảnh 2.

Pinault và vợ tham dự một sự kiện quốc tế. (Ảnh: The CEO Magazine).

Lập trình viên, nhân viên bán thiết bị dược phẩm, quân nhân,… là một số công việc mà François-Henri Pinault, CEO của công ty Kering đã từng làm, theo The CEO Magazine.

Được ca ngợi là một người hùng khiêm tốn, Pinault đang đi tiên phong trên con đường dẫn đến một tương lai bền vững khi công ty của ông, Kering, nhắm đến một trong những lĩnh vực gây tranh cãi nhất trên thế giới, ngành thời trang xa xỉ. 

Được định giá hơn 96,8 tỷ USD, Kering là một trong những tập đoàn có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, không phải lúc nào công ty cũng đi theo đúng hướng này. Pinault mới chỉ một tuổi khi cha ông, François Pinault thành lập công ty gỗ và vật liệu xây dựng Pinault vào năm 1963. 

36 năm sau, doanh nghiệp này mua lại 42% cổ phần của Tập đoàn Gucci với giá 2,9 tỷ USD, đánh dấu bước đầu trên con đường chinh phục ngành thời trang xa xỉ.

Sau khi tốt nghiệp trường kinh doanh HEC ở Paris và dành thời gian trong quân đội ở Mỹ, năm 2005, François-Henri Pinault được bổ nhiệm làm Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của công ty, sau đó đổi tên thành PPR.

François-Henri Pinault đã từng bước đưa công ty của cha mình tới đỉnh cao của ngành thời trang. Việc loại bỏ các dịch vụ kinh doanh gỗ và phân phối điện cho phép nhà điều hành toàn tâm đầu tư vào các mặt hàng xa xỉ. 

"Điều này thật khó tin. Tôi biết trước sau gì điều này sẽ đến, nhưng tôi không nghĩ nó lại đến nhanh như vây. Tôi mới chỉ 40 tuổi, còn cha tôi 66 tuổi và đang rất sung sức", ông chia sẻ trên The New York Times Style Magazine vào năm 2013.

Dù vậy, điều này không hề dễ dàng. Một người bạn của Pinault kể lại rằng ông chịu áp lực rất lớn, đặc biệt với một doanh nhân trẻ, người phải chứng tỏ bản thân xứng đáng được tiếp quản.

Sự chuyển đổi đầy tham vọng chứng kiến sự ra mắt của tên mới, Kering, và biểu tượng con cú tượng trưng cho trí tuệ, sự thay đổi và kiến thức vào năm 2013. Đây chính là bước đánh dấu sự khởi đầu của Pinault trên thế giới.

Với danh mục đầu tư của các thương hiệu thiết kế bao gồm Saint Laurent, Balenciaga, Gucci, Bottega Veneta, Alexander McQueen và Ulysse Nardin, Kering từ đó đã phát triển thành một đế chế trị giá hàng tỷ USD với hơn 38.000 nhân viên.

Pinault đã nắm giữ một số vị trí cấp cao tại tập đoàn trước khi tham gia vào ban điều hành của tập đoàn. Ông cũng là Chủ tịch công ty Artémis, nơi chuyên đầu tư vào nhà đấu giá Christie's, Puma và Artemis Domaines.

Trong khi Pinault và gia đình thuộc top những người giàu thứ 25 trên thế giới với tổng tài sản trị giá gần 50 tỷ USD, ông hướng sự tập trung của mình cho một mục đích cao cả hơn. Năm 2019, Kering cam kết chi 120 triệu USD để xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà sau khi nơi này sự cố do hỏa hoạn.

"Đối mặt với thảm kịch này, cha tôi và tôi đã quyết định sẽ đóng góp vào quỹ cần thiết để xây dựng lại toàn bộ Nhà thờ Đức Bà Paris nhằm khôi phục lại di sản này càng sớm càng tốt", Pinault chia sẻ.

Pinault luôn nỗ lực để dẫn dắt không chỉ Kering, mà cả các công ty khác, thậm chí là đối thủ cạnh tranh đến một tương lai xanh và bền vững hơn. Cam kết phát triển một tương lai có thể tái tạo được, Kering của Pinault đang thực hiện sứ mệnh tạo nên sự sang trọng một cách bền vững.

"Sáng tạo là yếu tố trung tâm của chúng tôi. Các nhà thiết kế của chúng tôi giống như những nhà lãnh đạo, họ có quan điểm riêng. Đây là lý do tại sao chúng tôi có vị trí tốt và có thể thúc đẩy những người khác thay đổi", Pinault nói tại Hội nghị thượng đỉnh thời trang Copenhagen 2019.

Thương hiệu vàng của Kering, Gucci đang dẫn đầu ngành thời trang bền vững với việc nói không với carbon vào năm 2019.

Kering đã thiết lập một khuôn khổ tài khoản lãi và lỗ về môi trường, cho phép các doanh nghiệp đưa ra các quyết định mang tính bền vững bằng cách đo lượng khí thải carbon, tiêu thụ nước, ô nhiễm không khí, sử dụng đất và sản xuất chất thải trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

"Có rất nhiều bằng chứng chỉ ra rằng yếu tố bền vững là một cơ hội trong kinh doanh", ông Pinault nói vào năm 2019.

Khi Maison định hình tương lai của ngành thời trang cao cấp, hãng cũng đã xác định lại ý nghĩa của sự sang trọng. Tính bền vững ngày càng đồng nghĩa với sự sang trọng vì các mặt hàng thiết kế thường được làm thủ công với sự cẩn thận thay vì sản xuất hàng loạt.

Mặc dù không phải là không có tranh cãi; từ việc sử dụng da thật và da cá sấu đến chất thải và các tác động đến hệ sinh thái mà các buổi trình diễn thời trang tạo ra, ngành công nghiệp này từ lâu đã được các nhà hoạt động nhắm đến vì sự ảnh hưởng đến môi trường.

Kering đã khởi động Quỹ Tái tạo cho Thiên nhiên, một quỹ nhằm chuyển đổi 1 triệu ha trang trại và cảnh quan sản xuất nguyên liệu thô cho chuỗi cung ứng thời trang..

Kering hiện được xếp hạng là thương hiệu bán lẻ quần áo và phụ kiện bền vững đứng đầu trên thế giới, đồng thời là công ty bền vững thứ 7 trên hành tinh trong dựa trên số liệu từ Corporate Knights' 2021 Global 100 Index.

"Tính bền vững là một phần của mục đích. Các công ty hiện đại phải xác định và theo đuổi. Khách hàng cũng có kỳ vọng cao; trong tương lai họ sẽ mua những thương hiệu phản ánh giá trị của chính họ. Nếu không thể vươn lên thực hiện trách nhiệm của mình, các doanh nghiệp có thể đánh mất khách hàng tiềm năng", ông Pinault nói thêm.

Một điều khá thú vị, cái tên Kering bắt nguồn từ chữ "kêr", một từ địa phương ở Pháp mang nghĩa là "nhà". Từ này cũng có thể được phát âm là "care", có nghĩa là sự quan tâm.

Quốc Anh

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).