Cha đẻ internet phớt lờ Web3
Hôm 4/11, tại sự kiện Web Summit, Tim Berners-Lee, nhà khoa học máy tính người Anh phát minh ra World Wide Web vào năm 1989, cho biết ông không coi blockchain là một giải pháp khả thi để xây dựng phiên bản tiếp theo của internet, theo CNBC.
Cha đẻ của internet nói: "Điều quan trọng là phải xác định rõ về tác động của công nghệ mới. Bản phải hiểu các thuật ngữ mà chúng ta đang thảo luận thực sự có nghĩa là gì, ngoài những định nghĩa đã trở nên thông dụng". Ông Tim Berners-Lee đang phát triển dự án phân quyền web của riêng mình có tên là Solid.
“Thật là một điều xấu hổ khi cái tên Web3 đã được cộng đồng Ethereum sử dụng cho những thứ mà họ đang làm với blockchain. Trên thực tế, Web3 hoàn toàn không phải là web ”, nhà khoa học này nói thêm.
Web3 là một thuật ngữ mới trong thế giới công nghệ được sử dụng để mô tả một phiên bản giả định trong tương lai của internet phi tập trung hơn hiện tại và không bị chi phối bởi một số ông lớn công nghệ như Amazon, Microsoft và Google. Web3 liên quan đến một số công nghệ như blockchain, tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số.
Việc phá vỡ sự thống trị của các Big Tech trong việc kiểm soát dữ liệu cá nhân của chúng ta là một vọng của Berners-Lee, nhưng ông không cho rằng blockchain - công nghệ sổ làm nền tảng cho các loại tiền điện tử như bitcoin, sẽ là giải pháp của tương lai.
Ông nói: “Các giao thức blockchain có thể tốt cho một số thứ nhưng lại không tốt cho Solid. Chúng quá chậm, quá đắt và quá công khai. Các kho dữ liệu cá nhân phải nhanh, rẻ và riêng tư. Bỏ qua Web3 đi. Chúng tôi không sử dụng nó cho Solid.”
Berners-Lee cho biết mọi người thường xuyên nhầm lẫn Web3 với “Web 3.0 - đề xuất của riêng ông về việc định hình lại internet. Nhà khoa học người Anh nói rằng dữ liệu cá nhân của người dùng bị can thiệp bởi các Big Tech như Google và Facebook. Họ sử dụng nó để giữ người dùng ở nền tảng của họ.
“Kết quả là một cuộc đua dữ liệu lớn đã diễn ra, trong đó người chiến thắng là một công ty kiểm soát nhiều dữ liệu nhất,” ông nói.
Công ty khởi nghiệp mới của cha đẻ internet - Inrupt đã huy động được 30 triệu USD, chuyên cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát dữ liệu của riêng họ, bao gồm cả cách dữ liệu đó được truy cập và lưu trữ. Startup của Berners-Lee giải quyết vấn đề thông qua ba cách, gồm: Tính năng “đăng nhập một lần” toàn cầu cho phép mọi người đăng nhập từ mọi nơi; ID đăng nhập cho phép người dùng chia sẻ dữ liệu của họ với người khác; “API phổ biến chung” hoặc giao diện lập trình ứng dụng cho phép các ứng dụng lấy dữ liệu từ bất kỳ nguồn nào.
Berners-Lee không phải là chuyên gia công nghệ duy nhất đưa ra nghi ngờ về Web3. Phong trào này đã là một cú tát đối với một số nhà lãnh đạo ở Thung lũng Silicon đồn, có thể kể đến nhà đồng sáng lập Twitter, Jack Dorsey và CEO Tesla, Elon Musk.
Cuối năm ngoái, tỷ phú Elon Musk đã đăng tải lại cuộc phỏng vấn về internet giữa Bill Gates và David Letterman vào năm 1995. Ông bày tỏ: "Tôi không khẳng định Web 3.0 là có thật. Tôi chỉ tự hỏi rằng sau 10, 20 hoặc 30 năm nữa, tương lai chúng ta sẽ như thế nào. Năm 2051 nghe có vẻ khá điên rồ!"
Sau đó, ông tiếp tục đăng tải dòng trạng thái: "Có ai đã xem Web 3.0 chưa? Tôi không thể tìm thấy nó".