Mới đây, UBND TP HCM cho biết đã giao Sở Qui hoạch và Kiến trúc hoàn chỉnh phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Thủ Thiêm 4 và cầu đi bộ qua sông Sài Gòn.
Liên quan dự án đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4, TP HCM, Bộ KH&ĐT mới đây nêu một số ý kiến về nguồn vốn đầu tư, phương thức thanh toán Hợp đồng BT dự án và về việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức công - tư (PPP) là một trong những hình thức xã hội hóa nguồn vốn nhằm phát triển hạ tầng trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn hạn chế. Tuy nhiên, hình thức TP HCM thực hiện với dự án cầu Thủ Thiêm 4 đang có nhiều ý kiến nghi ngại.
Mặc dù ủng hộ việc thành phố xây cầu Thủ Thiêm 4, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, việc thực hiện dự án theo hình thức BT gây nhiều lo ngại về tính minh bạch và nguy cơ thất thoát.
Khi xây cầu Thủ Thiêm 4 với tĩnh không 10m, gần như toàn bộ khu bến Tân Thuận của cảng Sài Gòn sẽ phải ngưng hoạt động do bến cảng này đang khai thác đối với các tàu biển có tĩnh không phù hợp với cầu Phú Mỹ là 45m.
TP HCM kiến nghị, bến cảng Tân Thuận cần di dời trước năm 2020 để xây dựng cầu Thủ Thiêm 4, các bến cảng còn lại tiếp tục hoạt động theo hiện trạng và nghiên cứu di dời sau năm 2020 hoặc chấm dứt hoạt động khi hết thời hạn thuê đất.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư cầu Thủ Thiêm 4, TP HCM. Theo đề xuất, cầu dài 2.160 m, rộng 6 làn xe với thiết kế dạng dây văng, nối quận 2 và quận 7.
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.