Bộ trưởng Bộ Y tế đã đưa ra 2 giả thuyết về nguồn lây nhiễm của trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 người Nhật Bản đã đột tử tại khách sạn ở Tây Hồ, Hà Nội.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại huyện Cẩm Giàng vẫn còn phức tạp, có khả năng kéo dài do có khu công nghiệp lớn với 60.000 công nhân, giao lưu đi lại giữa các địa phương lớn.
Chiều 14/2, Sở Y tế Hà Nội xác nhận thông tin người đàn ông quốc tịch Nhật Bản tử vong tại khách sạn Somesert Westpoint (số 2 đường Tây Hồ, phường Quảng An, quận Tây Hồ) có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
18h ngày 14/2, Bộ Y tế công bố thêm 33 ca mắc COVID-19 mới ở Hải Dương và Hà Nội. Như vậy, tính đến nay, Việt Nam có tổng cộng 1330 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước.
Chủng virus gây ra chuỗi lây nhiễm COVID-19 tại sân bay Tân Sơn Nhất không phải biến chủng có khả năng lây lan nhanh từ Anh mà là chủng mới xuất hiện lần đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á.
Tối ngày 10/2, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, Việt Nam vừa có thêm 21 ca nhiễm COVID-19, trong đó 20 ca ghi nhận tại cộng đồng ở Hải Dương, Quảng Ninh, Gia Lai và TP HCM và 01 ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, trong quá trình truy vết các ca bệnh tại Sân bay Tân Sơn Nhất đã nảy sinh tình huống bất ngờ, khi F1 âm tính nhưng 15 trường hợp F2 lại dương tính.
Bản tin 6h ngày 9/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 3 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng ghi nhận tại ổ dịch Đông Triều, Quảng Ninh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất không liên quan đến Vân Đồn và Chí Linh. Theo ông Đam, hiện tại, tất cả nguồn lây nhiễm COVID-19 tại TP HCM đều có nguy cơ như nhau.
Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không tăng trưởng trong quý III nhờ lượng khách quốc tế, nội địa tăng mạnh. Để phục vụ cho nhu cầu đi lại trong thời gian tới, nhiều hãng hàng không đang rốt ráo thuê và mua thêm tàu bay mới.