Cần Thơ, cửa ngõ đưa du khách đến với đồng bằng sông Cửu Long của AirAsia
AirAsia mở đường đưa Cần Thơ thành sân bay quốc tế thứ 8 tại Việt Nam
Quý II/2019, Cần Thơ sẽ trở thành sân bay quốc tế thứ 8 tại Việt Nam khi AirAsia triển khai các chuyến bay từ Bangkok và Kuala Lumpur. Cùng với đó, các đường bay quốc tế của các hãng hàng không khác có thể tăng theo, bao gồm đường bay từ Trung Quốc, thúc đẩy du lịch Cần Thơ và khu vực sông Mekong.
Cần Thơ là cái tên mới nhất trong danh sách các sân bay thứ cấp của Việt Nam trở thành sân bay quốc tế. Số lượng hiện nay là 7, nhưng 6 năm trước (2013) cả nước chỉ có ba sân bay cung cấp dịch vụ quốc tế tại TP HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.
Các sân bay tiếp theo gồm Nha Trang (2013), Phú Quốc (2014), Hải Phòng (2015) và Đà Lạt (2017). Sân bay Vinh cũng đã trở thành sân bay quốc tế vào năm 2014 nhưng hiện tại không có tuyến bay nào được thực hiện.
Sân bay Cam Ranh (Nha Trang) là sân bay quốc tế thứ cấp lớn nhất tại Việt Nam, tiếp nhận gần 3 triệu lượt khách năm 2018. Các sân bay tại Đà Lạt, Hải Phòng, Phú Quốc đều tiếp nhận dưới 400.000 ghế, tuy nhiên số lượng đang tăng lên.
Sân bay Vinh không đón bất cứ hành khách quốc tế nào từ năm 2015 khi Vietnam Airlines tam dừng cung cấp đường bay từ Viêng Chăn (Lào) đến Việt Nam. Nguyên nhân do Vinh tuy là một thành phố tỉnh lỵ lớn, nhưng không có những điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách quốc tế.
Trong khi cả Nha Trang và Phú Quốc là những bãi biển nổi tiếng, còn Hải Phòng là cửa ngõ đến với Vịnh Hạ Long (di sản Unesco), một trong những kỳ quan được đến thăm nhiều nhất tại Việt Nam.
Phố núi Đà Lạt thì từ lâu nổi tiếng với du khách trong nước bởi cảnh đẹp và khí hậu ôn hòa, gần đây địa điểm này cũng đã nổi tiếng trên quốc tế.
Cơ hội nào cho AirAsia và các hãng hàng không?
Lượng khách du lịch đến với Việt Nam tăng gấp đôi trong 6 năm qua, từ 6,8 triệu vào năm 2012 lên 15,5 triệu lượt vào năm 2018. Điều đáng nói, gần 90% du khách đổ dồn về ba sân bay chính, điều này tạo đà tăng trưởng nhanh hơn đối với các sân bay thứ cấp do việc quá tải tại các sân bay lớn.
Lượng khách hàng không đến với Việt Nam hơn 10 năm qua |
Việt Nam đang khuyến khích các hãng hàng không triển khai đường bay quốc tế đến các thành phố thứ cấp như một phần trong nỗ lực thúc đẩy du lịch, giảm bớt áp lực tại Hà Nội và TP HCM.
Chính quyền các tỉnh cũng đang ủng hộ vấn đề này, thậm chí một số còn trợ cấp hoặc tạo ưu đãi do có thể giúp thúc đẩy du lịch địa phương và nền kinh tế.
Là thành phố lớn nhất của Việt Nam tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ nổi tiếng với chợ nổi, làng gốm và những kênh đào đẹp như tranh vẽ.
Cần Thơ nổi tiếng với đặc sản chợ nổi (Ảnh: Internet) |
Mặc dù khu vực này hiện có hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch tương đối hạn chế, tuy nhiên chính quyền địa phương đã bắt đầu cải thiện nhằm phát triển du lịch.
Theo kế hoạch tổng thể phát triển du lịch mới, đồng bằng sông Cửu Long dự kiến trở thành một trong bảy vùng du lịch chính của Việt Nam vào năm 2030.
CTCP Hàng không Vietjet có khả năng theo chân AirAsia khai thác các chuyến bay quốc tế tại Cần Thơ. Hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Việt Nam đã xem xét vấn đề này và có thể hành động ngay trong hoàn cảnh đối thủ lớn nhất đã bắt đầu cam kết cung cấp dịch vụ tại Cần Thơ.
Từ 28/1/2019, hãng hàng không Jetstar Pacific đã bắt đầu cung cấp tuyến bay Cần Thơ – Hà Nội, tuy nhiên chỉ mới vận hành trong dịp Tết Nguyên Đán. Chuyến bay cuối cùng thực hiện vào 10/2, tuy nhiên hãng có thể sẽ tiến đến cung cấp dịch vụ quanh năm trong tương lai.
Vietnam Airlines cũng đang cạnh tranh trên tuyến bay Cần Thơ – Hà Nội, vận hành từ 14 – 21 chuyến bay mỗi tuần (tùy khoảng thời gian trong năm).
Vietnam Airlines cũng canh tranh với Vietjet trên tuyến Cần Thơ – Đà Nẵng từ ngày 1/12/2018 ngay sau khi ra mắt.
Sự góp mặt của Vietnam Airlines và Jetstar Pacific đã nâng công suất phục vụ ghế nội địa hàng tuần của sân bay Cần Thơ lên gần 13.000, đây là mức cao lịch sử và tăng gần 50% mỗi năm.
Lượng khách đến với sân bay Cần Thơ (CAPA) |
Vietnam Airlines cũng đang khai thác tuyến bay Cần Thơ – Côn Đảo (hai lần một ngày) và Phú Quốc (một lần mỗi ngày), sử dụng máy bay phản lực ATR 72; đường bay đến Đà Nẵng và Hà Nội được khai thác với máy bay A321, trong khi Jetstar và Vietjet chỉ sử dụng A320. Không có đường bay nào giữa Cần Thơ và TP HCM do hai thành phố chỉ cách nhau chưa đầy 200 km.
Vì sao AirAsia chọn Cần Thơ?
AirAsia có kế hoạch kết nối Cần Thơ với Bangkok và Kuala Lumpur, hai thành phố lớn tại khu vực Đông Nam Á.
Tuyến bay Cần Thơ – Kuala Lumpur khai thác 4 lần một tuần từ ngày 8/4/2019 bởi một công ty con và tuyến Cần Thơ - Bangkok khai thác 3 lần một tuần bởi Thai AirAsia.
Hai tuyến của AirAsia đánh dấu việc lần đầu tiên Cần Thơ có chuyến bay quốc tế theo lịch trình, trước đó Cần Thơ có tiếp nhận một số chuyến bay từ Đài Loan.
Ngoài việc đưa du khách Malaysia và Thái Lan đến với đồng bằng sông Cửu Long, AirAsia có thể thu hút một lượng khách đáng kể từ các nước khác trong khu vực Asean cũng như từ Ấn Độ và Úc. AirAsia cung cấp dịch vụ quá cảnh Fly-Thru tại cả Bangkok và Kuala Lumpur.
Ông Riad Asmat - CEO AirAsia Malaysia |
“Chúng tôi dự đoán đường bay mới sẽ không chỉ đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố, mà còn tạo cơ hội mới cho người dân đồng bằng sông Cửu Long có cơ hội kết nối với Asean và xa hơn thông qua mạng lưới hàng không rộng rãi của chúng tôi”, giám đốc điều hành AirAsia Malaysia, ông Riad Asmat cho biết.
Giám đốc Thai AirAsia, ông Santisuk Klongchaiya cho biết, cần phải chứng minh một điểm đến thú vị với du khách Thái Lan, tìm kiếm trải nghiệm mới với lối sống ven sông và chợ nổi ngay cửa sông Mekong.
Một kết nối trực tiếp từ Thái Lan đến Cần Thơ sẽ giúp việc đi lại thuận lợi hơn cho cả khách du lịch Thái Lan và khách nước ngoài.
AirAsia Malaysia đang “tăng giá” với thị trường Cần Thơ vì đã thành công trong việc ra mắt dịch vụ tới hai thị trường thứ cấp khác tại Việt Nam là Nha Trang (tháng 9/2017) và Phú Quốc (tháng 11/2018).
Thai AirAsia cũng đang theo đuổi và mở rộng thành công tại thị trường Việt Nam, tháng 6/2017 hãng triển khai đường bay đến Đà Nẵng là điểm đến thứ ba tại Việt Nam sau Hà Nội và TP HCM.
Thai AirAsia từ đó đã nhanh chóng mở rộng tuyến bay Bangkok – Đà Nẵng, thêm chuyến bay thứ hai trong ngày vào năm 2018 và dự kiến tăng tần suất lên ba lần một ngày từ tháng 3/2019.
Hãng gần đây cũng tiết lộ kế hoạch khởi động 4 chuyến bay hàng tuần từ Bangkok đến Nha Trang từ ngày 1/5. Nha Trang cùng với Cần Thơ sẽ hợp thành 5 điểm đến của Thai AirAsia tại Việt Nam.
Cần Thơ ngắm khách từ Trung Quốc, Hàn Quốc
Với sân bay quốc tế, Cần Thơ có thể thu hút khách du lịch từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Thái Lan và Malaysia đều là những khách hàng quan trọng đối với du lịch Việt Nam, tuy nhiên chỉ là những khách hàng lớn thứ 7 và thứ 9.
Lượng khách Malaysia đến Việt Nam tăng 12% trong năm 2018, đạt 540.000 khách; trong khi lượng khách tại Thái Lan tăng 16% đạt 349.000 người.
Trung Quốc là thị trường khách du lịch lớn nhất của Việt Nam, lượng khách du lịch trong năm 2018 tăng tới 24% lên 5 triệu người.
Hàn Quốc là thị trường khách lớn thứ hai, trong năm 2018 tăng thêm 44% đạt 3,5 triệu người. Kế tiếp Nhật Bản đứng thứ ba với 827.000 lượt khách đến Việt Nam trong năm 2018.
Cơ cấu khách du lịch đến Việt Nam từ các nước (CAPA) |
Mặc dù việc kết nối với Bangkok và Kuala Lumpur là rất quan trọng, tuy nhiên Cần Thơ rõ ràng cũng quan tâm đến việc kết nối với Trung Quốc và Han Quốc, vì đây là những thị trường nguồn lớn và tăng trưởng nhanh hơn.
Hầu hết các sân bay thứ cấp quốc tế khác của Việt Nam đều đã có đường bay nói Trung Quốc và Hàn Quốc.
Hiện Nha Trang và Phú Quốc đang là điểm đến ưa thích của du khách Trung Quốc, đặc biệt là Nha Trang, địa điểm này thu hút lượng đông đảo du khách Hàn Quốc. Nha Trang là điểm đến của 9 hãng hàng không Trung Quốc, ba hãng hàng không Hàn Quốc. Jeststar, Vietjet và Vietnam Airlines cũng đã có đường bay từ Nha Trang đến Trung Quốc và Hàn Quốc.
Đường bay Phú Quốc Trung Quốc đang được phục vụ bởi 5 hãng hàng không Trung Quốc cũng như Jetstar Pacific và Vietnam Airlines. Vietjet cũng đã ra mắt các dịch vụ từ Phú Quốc đến Seoul vào tháng 12/2018, Korea East Jet mới tham gia đường bay này từ 15/2/2019.
Hiện có hai sân bay quốc tế tại Việt Nam là Đà Lạt và Hải Phòng chưa có sự phục vụ của AirAsia, nhưng nhiều khả năng đều nằm trong mục tiêu của AirAsia trong chiến dịch mở rộng.
Việt Nam cũng đang có kế hoạch mở mới một số sân bay quốc tế trong vài năm tới kết hợp với việc nâng cấp các sân bay nội địa hiện có. Hiện có 6 sân bay ở Việt Nam lớn hơn sân bay Cần Thơ nhưng chưa có chặng bay quốc tế gồm Huế, Vinh, Thanh Hóa, Quy Nhơn, Chu Lai.
Cần Thợ hiện là sân bay lớn thứ 13 của Việt Nam (dựa trên năng lực cung ứng), điều này mang lại hy vọng cho một số sân bay nhỏ hơn của Việt Nam có khả năng trở thành sân bay quốc tế.