|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Căn cứ tình hình thực tế của dịch nCoV để hoàn thiện các kế hoạch, kịch bản ứng phó

23:30 | 09/02/2020
Chia sẻ
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, hiện cả nước đang đối diện với loại dịch bệnh chưa từng có phương án, kịch bản đối phó từ trước. Do vậy, luôn luôn phải biến đổi kịch bản ứng phó theo từng tình hình dịch nCoV. TPHCM phải vừa bám sát chỉ đạo của trung ương, nhưng cũng phải căn cứ tình hình thực tế để hoàn thiện các kế hoạch, kịch bản ứng phó.

Chiều 9-2, Đoàn Công tác Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn dẫn đầu đã có buổi làm việc với UBND TPHCM về tình hình phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra tại TP. Tiếp đoàn có Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm cùng các thành viên Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống dịch nCoV của TP.

Báo cáo tại buổi làm việc, GS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, tính đến ngày 9-2, trên địa bàn TPHCM xác định 3 trường hợp nhiễm nCoV, trong đó 1 trường hợp đã khỏi bệnh, 1 trường hợp đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM và 1 trường hợp đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, 2 trường hợp này đều diễn tiến tốt.

Các bệnh viện trên địa bàn cũng đã theo dõi 39 trường hợp có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh, trong đó trong đó 11 ca đã kết thúc theo dõi, 18 ca đang được cách ly tập trung và 10 trường hợp cách ly tại nhà.

Để phòng chống dịch bệnh lây lan, Sở Y tế TPHCM đã triển khai nhiều biện pháp khẩn cấp, trong đó có việc chuẩn bị các khu thu dung cách ly, điều trị tại các bệnh viện tuyến TP và bệnh viện tuyến quận - huyện.

Đặc biệt, sự ra đời của Bệnh viện dã chiến tại huyện Củ Chi chính thức hoạt động vào ngày 10-2 là một trong những sự chuẩn bị sẵn sàng của TPHCM khi dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Y tế TPHCM, nhằm giảm tải cho Viện Pasteur TPHCM cũng như đẩy nhanh thời gian xét nghiệm đối với những ca nghi ngờ, trong thời gian tới, Sở Y tế TPHCM kiến nghị Bộ Y tế cho phép phòng xét nghiệm của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM được thực hiện xét nghiệm về nCoV, bởi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM đến nay có đủ năng lực chuyên môn và thực hiện được chính xác xét nghiệm nCoV.

Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, tính đến 18 giờ ngày 9-2, thế giới đã ghi nhận 37.589 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 813 trường hợp tử vong (Trung Quốc: 811, Philippines: 1, Hồng Kông - TQ: 1).

Tại Trung Quốc, đã ghi nhận 37.221 trường hợp tại 31/31 tỉnh, thành phố và 811 trường hợp tử vong. Tại 27 quốc gia và vùng lãnh thổ khác ngoài Trung Quốc đã ghi nhận 368 trường hợp trường hợp mắc.

Tại Việt Nam, đã ghi nhận 14 trường hợp mắc, trong đó số trường hợp bệnh đang điều trị: 11; số trường hợp khỏi bệnh: 3; số trường hợp nghi ngờ đã loại trừ: 687; số trường hợp nghi ngờ đang theo dõi, cách ly: 82.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm, trước nguy cơ dịch bệnh nCoV lây lan trong cộng đồng, TP đã triển khai nhiều biện pháp phòng bệnh, trong đó đáng kể nhất là huy động sự tham gia của toàn bộ các sở, ngành liên quan cùng chung tay chống dịch.

Ngay từ ngày 30 tết, UBND TP đã tổ chức họp khẩn sau khi phát hiện 2 ca bệnh dương tính với nCoV. TP đã có những chỉ đạo rốt ráo, chỉ đạo các sở ngành liên quan để thực hiện phương án phòng chống dịch. Mặc dù là địa bàn rộng, mật độ dân cư đông cùng với lưu lượng người nước ngoài sinh sống và làm việc nhiều nhưng cho đến thời điểm này, TPHCM đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh nCoV, không có ca bệnh phát sinh nội tại trên địa bàn.

"Hiện TP đã yêu cầu các sở, ngành, quận huyện thực hiện phòng chống dịch theo phương châm 5 tại chỗ. Mỗi đơn vị đều phải có một kế hoạch ứng phó riêng tùy tình hình thực tế với quyết tâm không để dịch bệnh lây lan, không để người mắc bệnh tử vong trên địa bàn TP” - ông Lê Thanh Liêm nhấn mạnh.

Căn cứ tình hình thực tế của dịch nCoV để hoàn thiện các kế hoạch, kịch bản ứng phó - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: HOÀNG HÙNG

 Đánh giá cao những nỗ lực của TPHCM trong công tác phòng chống nCoV, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng, TP đã có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan như phân luồng điều trị, thực hiện cách ly, giám sát ca nghi nhiễm…

Ngoài 3 trường hợp mắc bệnh từ vùng dịch trở về, đến nay TPHCM chưa phát sinh thêm ca mắc mới nCoV, xứng đáng là một điểm sáng trong phòng chống nCoV.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, hiện cả nước đang đối diện với loại dịch bệnh chưa từng có phương án, kịch bản đối phó từ trước. Do vậy, luôn luôn phải biến đổi kịch bản ứng phó theo từng tình hình dịch. TPHCM phải vừa bám sát chỉ đạo của trung ương, nhưng cũng phải căn cứ tình hình thực tế để hoàn thiện các kế hoạch, kịch bản ứng phó.

"Với đặc điểm là một TP có lưu lượng người dân đi lại, du lịch nhiều thì việc mỗi quận, huyện chỉ có 2 đội phản ứng nhanh phòng chống dịch bệnh nCoV vẫn còn hạn chế. TP cần tăng cường thêm lực lượng này để lập nên hàng rào chắn vững chắc ngăn ngừa dịch lây lan", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nói.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng: "Đối với vấn đề cách ly người có nghi vấn tiếp xúc với người bệnh tại nhà, UBND TP chỉ đạo chính quyền địa phương tham gia, giám sát chặt, nếu người bị yêu cầu tự cách ly không chấp hành cần có biện pháp cưỡng chế ngay. Chúng ta không được chủ quan bởi tình hình dịch bệnh đang rất phức tạp và có nhiều diễn biến khó lường".

"TP cần tăng thêm lực lượng phản ứng nhanh, xây dựng thêm các khu cách ly các ca nghi ngờ tại các bệnh viện quận, huyện; hạn chế đưa người nghi nhiễm lên tuyến trên vừa gây quá tải, vừa tăng nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Trước đó, chiều cùng ngày, Đoàn công tác Bộ Y tế đã đi kiểm tra công tác phòng chống nCoV tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, qua bộ đàm, Thứ trưởng Bộ Y tế đã thăm hỏi sức khỏe ông T.H.K. (73 tuổi, Việt kiều Mỹ) bị nhiễm nCoV đang điều trị tại đây.

Căn cứ tình hình thực tế của dịch nCoV để hoàn thiện các kế hoạch, kịch bản ứng phó - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Trường Sơn đang hỏi thăm sức khoẻ bệnh nhân qua điện thoại. Ảnh: HOÀNG HÙNG

 Theo TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, từ cuối tháng 1-2020 đến nay đã tiếp nhận 44 trường hợp nghi nhiễm bệnh, trong đó 1 trường hợp dương tính với virus Corona. Trong 44 ca nghi ngờ nhiễm bệnh có 18 người quốc tịch Trung Quốc, 18 người quốc tịch Việt Nam, 4 người quốc tịch Mỹ, 1 người Ấn Độ, 1 người Đức, 1 người Nga và 1 người đến từ Italia.

Căn cứ tình hình thực tế của dịch nCoV để hoàn thiện các kế hoạch, kịch bản ứng phó - Ảnh 3.

hứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (phải) làm việc cùng TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM (trái). Ảnh: HOÀNG HÙNG

THiện tại, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM đang theo dõi cách ly 13 trường hợp nghi ngờ, điều trị 1 ca dương tính (trường hợp Việt kiều T.H.K) và 1 ca có triệu chứng bệnh nhưng chưa có kết quả xét nghiệm.

nCoV không lây qua đường bụi khí  

Trước thông tin gây hoang mang dư luận về việc nCoV lây qua đường bụi khí, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng, đến thời điểm hiện tại, nCoV chỉ lây truyền qua 3 con đường là việc tiếp xúc với giọt nước bọt từ người ho, hắt hơi, sổ mũi vào đường hô hấp; việc tiếp xúc với người bệnh mà không thực hiện biện pháp phòng bệnh và lây truyền qua bề mặt trung gian đã nhiễm bẩn.

Cách lây qua đường phân (trong trường hợp chăm sóc người nhiễm bệnh) thường không xảy ra vì bệnh nhân được chăm sóc cách ly trong cơ sở y tế. Cách lây theo đường "bụi khí" như thông tin đang gây xôn xao dư luận trên một vài kênh thông tin là hoàn toàn không chính xác.

Hiện tại, nguồn lây nCoV qua không khí chỉ là lây qua giọt bắn từ người bị nhiễm bệnh trong khoảng cách 2 mét. Nếu tiếp xúc với người bệnh ở khoảng cách hơn 2 mét sẽ an toàn.


Thành Sơn

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.