|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cán cân thương mại Việt - Mỹ trong thời gian theo dõi thao túng tiền tệ

07:59 | 19/04/2021
Chia sẻ
Sau khi Mỹ thêm Việt Nam vào danh sách quốc gia thao túng tiền tệ hồi tháng 5/2019, cán cân thương mại giữa hai nước càng mất cân bằng hơn trước.
Cán cân thương mại Việt - Mỹ trong thời gian theo dõi thao túng tiền tệ - Ảnh 1.

Ngày 16/4/2021, Mỹ rút Việt Nam ra khỏi danh sách quốc gia thao túng tiền tệ. (Ảnh minh họa: Song Ngọc).

Theo Bộ Tài chính Mỹ, ba tiêu chí để kết luận một đối tác thương mại thao túng tiền tệ là:

1. Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ trong 12 tháng đạt ít nhất 20 tỷ USD;

2. Thặng dư cán cân vãng lai trong 12 tháng tương đương ít nhất 2% GDP; 

3. Can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trong giai đoạn 12 tháng với giá trị mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP 12 tháng.

Ngày 29/5/2019, Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi thao túng tiền tệ. Đến 16/12/2020, Việt Nam và Thụy Sỹ chính thức bị gắn nhãn thao túng tiền tệ. Trong lịch sử, Mỹ mới chỉ dùng việc gắn nhãn này ba lần, hai lần trước đều với Trung Quốc vào các năm 1994 và 2019.

Đến ngày 16/4/2021, Bộ Tài chính Mỹ kết luận chưa có đủ bằng chứng để khẳng định Việt Nam và Thụy Sỹ thao túng tiền tệ, và rút cả hai nước ra khỏi danh sách.

Vào tháng 5/2019, Mỹ thâm hụt thương mại hàng hóa gần 4,3 tỷ USD với Việt Nam. Những tháng sau đó, thâm hụt lên cao hơn. 

Trong năm đại dịch 2020, Việt Nam càng xuất siêu lớn sang Mỹ vì nước ta kiểm soát được dịch bệnh và nối lại hoạt động kinh tế sớm hơn, trong khi Mỹ bị COVID-19 hoành hành suốt năm với hàng chục triệu ca nhiễm, hàng trăm nghìn người tử vong.

Tháng Việt Nam xuất siêu lớn nhất là tháng 8/2020 với giá trị gần 7,6 tỷ USD. Đến tháng 12/2020 và 2/2021, con số đã giảm còn gần 6 tỷ USD nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với trước đại dịch.

Cán cân thương mại Việt - Mỹ trong thời gian theo dõi thao túng tiền tệ - Ảnh 2.

Song Ngọc

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ có ảnh hưởng đến mục tiêu GDP của Việt Nam?
Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, ông Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống Mỹ vào năm tới có thể sẽ giải quyết các cuộc xung đột đang leo thang theo hướng hòa bình, làm cho chính trị thế giới ổn định hơn. Từ đó, nhiều nền kinh tế phát triển trong đó có Mỹ sẽ tăng trưởng tốt hơn, thu nhập người dân cao hơn khiến nhu cầu mua sắm tăng lên sẽ thúc đẩy xuất hàng hóa từ Việt Nam.