|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Cán bộ bao che, tiếp tay cho sai phạm xây dựng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại

10:49 | 21/03/2019
Chia sẻ
Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng nhưng buông lỏng quản lý hoặc có dấu hiệu bao che, tiếp tay cho các vi phạm trật tự xây dựng thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại vật chất phải bồi thường theo quy định.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND Quy định về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP. Hà Nội. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2019, thay thế Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 14/2/2014 về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng giữa Sở xây dựng Hà Nội và UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố.

Cán bộ bao che, tiếp tay cho sai phạm xây dựng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại - Ảnh 1.

Theo Quyết định mới ban hành, cán bộ bao che, tiếp tay cho sai phạm xây dựng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại. (Ảnh minh họa)

Theo Quyết định số 04, công trình xây dựng trên địa bàn thành phố phải được thường xuyên kiểm tra, giám sát từ khi khởi công đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng. Vi phạm về trật tự xây dựng phải được phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý dứt điểm ngay từ khi mới phát sinh, đảm bảo đúng quy trình, công khai, minh bạch.

Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, buông lỏng quản lý hoặc có dấu hiệu bao che, tiếp tay cho các vi phạm trật tự xây dựng thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại vật chất phải bồi thường theo quy định.

Quy định cũng nêu cụ thể trách nhiệm của từng đơn vị quản lý như Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng, UBND cấp huyện – xã, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp huyện, cơ quan công an và các Sở, ban, ngành có liên quan… 

Đặc biệt, Quyết định cũng chỉ rõ, sẽ ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng. Nhà đầu tư cần chấp hành các quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng của cấp có thẩm quyền, chịu toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế trong trường hợp bị cưỡng chế thi hành, bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra, bị xử lý theo quy định pháp luật hình sự trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

Trường hợp không chấp hành các quyết định xử lý vi phạm hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư sẽ bị xem xét thu hồi giấy phép xây dựng theo quy định, đồng thời có thể bị xem xét không được giao các dự án khác trên địa bàn thành phố.

Còn đối với nhà thầu thi công xây dựng, cần ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng khi đã có biên bản vi phạm hành chính. Nhà thầu cần chấp hành các yêu cầu trong thông báo, quyết định xử lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

Trường hợp không chấp hành, nhà thầu sẽ bị xem xét tước chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, trường hợp vi phạm xây dựng nghiêm trọng có thể bị xem xét không cho tham gia các hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố.

Sai phạm xây dựng đang Sai phạm xây dựng đang 'băm nát' quy hoạch đô thị Hà Nội Hợp thức hóa công trình xây dựng sai phạmHợp thức hóa công trình xây dựng sai phạm Hà Nội làm rõ sai phạm sử dụng đất, trật tự xây dựng tại hồ Đầm TrịHà Nội làm rõ sai phạm sử dụng đất, trật tự xây dựng tại hồ Đầm Trị

N. Lê