|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Các trang trại nuôi vịt của Trung Quốc đang thu lời lớn nhờ sự bùng phát của dịch ASF

20:05 | 26/07/2019
Chia sẻ
Đàn heo sụt giảm mạnh tại Trung Quốc vì dịch ASF đang mang lại cơ hội phát triển cho người chăn nuôi vịt.

Với khoảng 60 toàn nhà mở chứa đầy vịt, Shenghe Group đang tiếp tục mở rộng để tăng sản lượng thêm 30% trong năm nay, theo đó thu về khoản lợi nhuận kỉ lục sau khi sản lượng thịt heo, loại protein được ưa chuộng tại Trung Quốc, giảm.

"Triển vọng thị trường đang rất tốt vì dịch tả heo châu Phi (ASF)", Chủ tịch Wang Shuhong của Shenghe cho biết. 

Theo Reuters, Shenghe đã bán khoảng 300.000 con vịt mỗi ngày cho mục địch nuôi béo và giết mổ. 

Bệnh dịch gây tử vong cao ở heo đã khiến đàn heo của Trung Quốc giảm hơn một phần tư, theo dữ liệu chính thức. Một nửa số heo nái của cả nước cũng được dự báo đã chết hoặc bị giết để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. 

Sản lượng thịt heo đã giảm 30% (tương đương 16 triệu tấn), theo các chuyên gia phân tích tại Rabobank. Điều này đã kéo giá heo lên mức cao kỉ lục và tạo ra một lỗ hổng lớn về nguồn cung protein tại quốc gia châu Á. 

download (2)

Ảnh: Reuters.

Nguồn protein giá rẻ

Giá thịt heo cao, tăng khoảng 35% trong năm, đã thúc đẩy sự gia tăng về nhu cầu thịt gia cầm. 

Thịt ức gà đắt hơn khoảng 20% so với năm ngoái, trong khi giá thịt ức vịt đã tăng gần 3 lần lên 14.600 nhân dân tệ/tấn, dữ liệu từ công ty Shenghe cho hay. 

Mặc dù mức giá này vẫn chỉ bằng một nửa chi phí của thịt heo, nhưng vẫn là con số đang ngạc nhiên vì thịt ức thường là bộ phận giá rẻ nhất của vịt. 

Khoảng 80% số vịt của thế giới được nuôi tại Trung Quốc, nhưng thường được tiêu thụ tại phía nam, nơi người tiêu dùng thích ăn lưỡi vịt chiên, chân vịt om, cổ vịt cay và nội tạng vịt cho món lẩu.

Tuy nhiên, những năm gần đây, các công ty thực phẩm muốn tiết kiệm chi phí đã sử dụng vịt nhiều hơn để cung cấp cho trường học, nhà xưởng, doanh nghiệp và quân đội.

Người mua đang chuyển đổi từ thịt heo sang sử dụng thịt vịt nhiều nhất có thể. 

Giám đốc mua hàng tại một công ty thực phẩm, cung cấp cho khoảng 100 khách hàng lớn tại Trung Quốc, cho biết đã thay thế khoảng 20 - 30% thịt heo trong thực đơn bằng thịt gà hoặc thịt vịt. 

"Chúng tôi có thể chuyển đổi nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, vấn đề của chúng tôi là giá gia cầm cũng đang ngày càng tăng", theo vị giám đốc mua hàng. 

Giá vịt con, được các trang trại như Shenghe bán ra, đã tăng khoảng 6 nhân dân tệ, gấp 3 lần mức giá bình thường, kể từ tháng 7 năm ngoái. 

Giá đã hạ nhiệt trong tháng trước vì người chăn nuôi tạm ngừng tái đàn trong thời gian mùa hè nóng nực, nhưng đã tăng trở lại và dự kiến sẽ tăng cao hơn nữa, ông Dong Xiaobo, Tổng giám đốc tại Trung Quốc của công ty gen Pháp Oriva, nhà cung cấp vịt giống lớn thứ hai.

Oriva đã bán hết hàng cho 6 tháng tới và còn nhận được yêu cầu từ các hộ chăn nuôi heo đang muốn xem xét chuyển sang nuôi vịt sau khi mất đàn heo vì dịch ASF.

Khủng hoảng của heo, cơ hội cho vịt

Vì dịch ASF tiếp tục lây lan, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa đã kêu gọi người chăn nuôi gia cầm hỗ trợ để lấp đầy khoảng trống về protein để duy trì sự ổn định của kinh tế - xã hội.

Các chuyên gia phân tích cảnh báo dịch ASF có thể bùng phát lại tại trang trại đã nhiễm dịch, và cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch dự báo sản lượng thịt heo sẽ duy trì ở mức thấp ghi nhận trong năm 2018 cho hết 2021.

Với sản lượng khoảng 5 triệu tấn trong năm ngoái, thấp hơn một nửa sản lượng thịt gà của Trung Quốc, thịt vịt vẫn còn nhiều dự địa để tăng trưởng. 

Rào cản để tham gia thị trường của thịt vịt thấp hơn so với thịt gà và lượng vịt giống cũng nhiều hơn, theo chuyên gia phân tích cấp cao Chenjun của Rabobank. 

Người chăn nuôi gà phụ thuộc chủ yếu vào nguồn giống nhập khẩu, vốn đã bị hạn chế bởi lệnh cấm nhập khẩu từ những thị trường trường chính của Trung Quốc vì sự bùng phát của dịch cúm gia cầm. 

Sản lượng có thể tăng dưới 5% trong năm nay, theo ông Pan. 

Tuy nhiên, bất kì sự tăng trưởng nào cũng mang theo rủi ro. 

Tại những trang trại chứa đầy gia súc, dịch bệnh như cúm gia cầm dễ dàng lây lan. 

Và người chăn nuôi vịt vẫn không chắc chắn về việc có thể chiếm được miếng bánh lớn trên thị trường thịt hay không khi sản lượng thịt heo phục hồi. 

Người chăn nuôi vịt đã buộc phải rời khỏi ngành trong giai đoạn 2012 - 2016 khi nguồn sản lượng dư thừa làm giảm lợi nhuận, và hầu hết người tiêu dùng vẫn muốn tiêu thụ thịt heo nhiều hươn các loại thịt khác. 


Lyly Cao

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.