|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Các tổ chức kinh tế rút gần 192.000 tỉ đồng tiền gửi ngân hàng trong hai tháng đầu năm

08:02 | 17/04/2020
Chia sẻ
Tính đến hết tháng 2, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 3.770.985 tỉ đồng, giảm 4,84% so với cuối năm 2019, tương đương giảm gần 192.000 tỉ đồng.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố số liệu tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại tổ chức tín dụng trong hai tháng đầu năm.

Cụ thể, tổng phương tiện thanh toán đạt 10.672.880 tỉ đồng, tăng 0,94% so với cuối năm 2019. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế 3.770.985 tỉ đồng, giảm 4,84% tương đương giảm gần 192.000 tỉ đồng.

Tổ chức kinh tế rút gần 192.000 tỉ đồng tiền gửi trong hai tháng đầu năm - Ảnh 1.

Nguồn: NHNN.

Tính đến cuối tháng 2, tỉ lệ tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán ở mức 12,03%, trong khi cuối tháng 1 là 13,27%.

Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế cuối tháng 2 đạt hơn 8,2 triệu tỉ đồng, tăng 0,17% so với cuối năm 2019. Trong đó, dư nợ tín dụng tăng ở nhóm ngành vận tải và Viễn thông (tăng 3,38%), xây dựng (tăng 1,2%) và công nghiệp (tăng 0,82%). Ngược lại, các ngành có tăng trưởng tín dụng âm là thương mại (giảm 0,9%) và nông, lâm, ngư nghiệp (giảm 0,09%).

Theo báo cáo trong Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 10/4, NHNN xác định sơ bộ đến nay có khoảng 2 triệu tỉ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng.

Kinh doanh khoáng sản, nhiên liệu, nguyên vật liệu xây dựng, kinh doanh ô tô và phụ tùng là nhóm có nhiều dư nợ bị ảnh hưởng nhất với 548.000 tỉ đồng, chiếm 6,6% tổng dư nợ.

Tiếp đó là nhóm công nghiệp chế biến-chế tạo với dư nợ bị ảnh hưởng khoảng 520.000 tỉ đồng, chiếm 6,3% tổng dư nợ, trong đó ngành chế biến thực phẩm, đồ uống bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Nhóm dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ có 169.000 dư nợ bị ảnh hưởng chiếm 2% tổng dư nợ. Nhóm nông lâm nghiệp và thủy sản có số dư nợ bị ảnh hưởng là 157.000 tỉ đồng, chiếm 1,9% dư nợ nền kinh tế tập trung vào các ngành hàng rau quả, thủy sản, cao su, cà phê, chè, hạt tiêu.

Nhóm kinh doanh bất động sản có 145.000 tỉ đồng dư nợ bị ảnh hưởng, chiếm 1,75%; Nhóm vận tải có 139.000 tỉ đồng dư nợ bị ảnh hưởng, chiếm 1,68%; Nhóm các dự án BOT, BT có 110.000 tỉ đồng bị ảnh hưởng, chiếm 1,35% tổng dư nợ.

Dư nợ bị ảnh hưởng của hoạt động khai khoáng là 45.000 tỉ đồng; giáo dục và đào tạo là 30.000 tỉ đồng.

Ngoài ra còn có có 260.000 tỉ đồng dư nợ thuộc các hoạt động khác như sửa chữa thiết bị, đồ dùng gia dụng, dịch vụ tăng cường sức khoẻ, giặt là,... bị ảnh hưởng.

Thu Hoài

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.