|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Các quốc gia dầu mỏ đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng giá dầu thô

16:45 | 22/06/2020
Chia sẻ
Ngoài khủng hoảng tài chính, các nước xuất khẩu dầu cùng với các công ty dầu mỏ quốc gia, các hãng vận chuyển, công ty lắp đặt đường ống và các công ty dầu đá phiến nhỏ đang xoay xở trước những biến động của thị trường.

Theo trang Oilprice.com, những biến động này bao gồm sự xoay chuyển bức tranh địa chính trị năng lượng, những cuộc chiến thị phần tốn kém và các kế hoạch bất khả thi trong tương lai.

Hầu hết những khó khăn mà các quốc gia dầu mỏ đang phải đối mặt đều là hậu quả của sự sụp đổ giá dầu

Chẳng hạn như Saudi Aramco, tập đoàn dầu khí quốc gia của Arab Saudi, gần đây đã cắt giảm nhân viên đang chật vật tìm cách cân bằng cố tức trong khi nguồn tài chính hạn chế.

Các quốc gia khác cũng đang làm vào tình cảnh ngặt nghèo tương tự.

Oman

Oman là quốc gia đang gặp vấn đề về tài chính, vì thế sự sụp đổ giá dầu càng gây nên những ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế nước này.

Theo tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch, mức giá dầu thô tối thiểu để Oman cân bằng ngân sách quốc gia là 82 USD/thùng. 

Angola

Là nước sản xuất dầu lớn thứ hai Châu Phi, Angola có nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ. Doanh thu từ xuất khẩu dầu đóng góp 90% tổng doanh thu xuất khẩu của cả nước. 

Tuy nhiên giá trị xuất khẩu dầu của Angola trong tháng 5 đã giảm một nửa so với tháng 4, thu về chỉ 380 triệu USD từ việc buôn bán dầu mỏ, bởi sản lượng dầu nước này từ 1,4 triệu thùng/ngày trong tháng 3 đã giảm xuống 1,3 triệu thùng/ngày trong tháng 4 và giảm còn 1,28 triệu thùng/ngày trong tháng 5. 

Nigeria 

Quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất Châu Phi này đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng tồi tệ chưa từng có. 

Tại Nigeria, sản lượng dầu từ các công ty sản xuất dầu độc lập chiếm 1/5 sản lượng cả nước, tương đương 400 nghìn thùng/ngày. Các công ty này hiện 

Đối với tập đoàn dầu khí quốc gia Nigeria (NNPC), tình hình cũng không khả quan hơn khi các đối tác và nhà tài trợ tuyên bố cắt giảm chi phí lần lượt là 30% và 40%.

Mục tiêu của NNPC là cắt giảm chi phí sản xuất thêm 10 USD/thùng vào cuối năm 2021. Con số đó dường như không đủ để đưa ra mức giá để hòa vốn là 144 USD/thùng cho dầu thô của Nigeria- mức cao nhất trên thế giới bởi phí tinh chế dầu lớn cùng với tình trạng tham nhũng.

Venezuela

Với bối cảnh tham nhũng hiện nay, sự lao dốc của giá dầu có vai trò quan trọng góp phần gây nên sự khủng hoảng kinh tế ở Venezuela. 

Trong tháng 5, cả nước chỉ có duy nhất 1 giàn khoan hoạt động khiến hàng tỉ thùng dầu vẫn chưa được khai thác trong khi đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn và sụp đổ tài chính. 

Bên cạnh đó, các lệnh trừng phạt ngày càng khắt khe của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu dầu của Venezuela khiến sản lượng dầu của nước này giảm còn 570 nghìn thùng/ngày. 

Bahrain

Việc bổ sung Bahrain vào danh sách các quốc gia đang gặp nguy hiểm do sự sụp đổ giá dầu là điều gây tranh cãi. Chắc chắn quốc gia phụ thuộc vào Arab Saudi này sẽ nhận được khoản cứu trợ từ Arab Saudi nếu thực sự gặp rắc rối. 

Tuy nhiên giá hòa vốn dầu thô của Bahrain hiện tại ở mức 96 USD/ thùng, cao thứ hai thế giới chỉ sau Nigeria. Trong khi đó nguồn thu từ dầu thô chiếm 85% ngân sách của Bahrain. 

Mặc dù tình hình tài chính bấp bênh do chi phí hòa vốn cao, Bahrain dường như vẫn đang trên đà phát triển kinh tế. 

Công ty dầu khí đa quốc gia BP

Đầu tháng 6, BP đã gây sốc cho thị trường khi tuyên bố sa thải 10 nghìn nhân viên, tương đương 15% nguồn nhân lực trong bối cảnh khủng hoảng hiện tại.

Trong khi một số công ty dầu khí nhỏ hơn tuyên bố số nhân viên bị sa thải được chia làm nhiều đợt trong hơn hai tháng qua, BP luôn tìm cách trì hoãn khi dịch COVID-19 gia tăng. Cuối cùng công ty này cũng phải chấp nhận cắt giảm số lượng lớn người lao động.

Cùng lúc đó, trong tuần này BP tuyên bố sẽ ghi nhận doanh số thu được từ dầu khí là 17,5 tỉ USD, khiến các nhà phân tích đặt ra câu hỏi liệu họ có thể cân bằng được cổ tức hay không.

Iraq

Tương tự Venezuela, Iraq đã gặp rắc rối về tài chính trước khi giá dầu sụp đổ do những bất ổn về chính trị, ảnh hưởng của dịch COVID-19, và khoản thâm hụt tới 20 tỉ USD.  

Iraq không thể trả hàng tỉ USD tiền lương công khai cho tháng 6 và tháng 7, và họ phải đấu tranh với việc tuân thủ thỏa thuận cắt giảm của OPEC để đáp ứng hạn ngạch sản xuất. 

Sản lượng dầu của nước này đã giảm từ 4,57 triệu thùng/ngày trong tháng 3 xuống còn 4,1 triệu thùng/ngày trong tháng 5, trong khi nỗ lực giảm giá dầu hòa vốn ở mức 60 USD/thùng.

Vitol

Đối với nhà kinh doanh dầu lớn nhất thế giới, tình hình hiện tại thật sự ảm đạm. Lợi nhuận ròng trong quý I của hãng đã giảm 70% xuống chỉ còn 180 triệu USD. Một phần nguyên nhân là bởi hãng đã nắm giữ phần lớn lượng dầu thô tồn kho năm 2020 với hi vọng rằng nhu cầu toàn cầu sẽ được cải thiện. Tuy nhiên giả thiết đó khó có thể xảy ra.

Qatar đặt kì vọng lớn vào khí LNG

Qatar không phải là cường quốc dầu mỏ nhưng lại là quốc gia sản xuất khí LNG lớn của thế giới. Sự sụp đổ của giá dầu cũng kéo giá khí LNG lao dốc, và thị trường khí LNG sẽ chứng kiến “một cú sốc về nhu cầu lớn chưa từng có” trong năm nay, theo IEA. 

Doanh thu xuất khẩu khí LNG chiếm 62% tổng doanh thu xuất khẩu của Qatar.

Giá dầu hòa vốn của nước này là 55 USD/thùng. 

Qatar đã lên kế hoạch để dự án khí LNG lớn nhất thế giới được đưa vào hoạt động vào năm 2024, nhưng sau đó đã bị trì hoãn. Tuy nhiên, Qatar khẳng định rằng các dự án LNG của họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả.

H.Mĩ

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.