Các ngân hàng trung ương châu Á giữ nguyên lãi suất bất chấp động thái từ Fed
Trong khi ngân hàng trung ương Mỹ tăng lãi suất vào thứ Tư tuần trước, các ngân hàng trung ương châu Á đồng loạt giữ nguyên mức lãi suất hiện tại. (Nguồn: Reuters). |
New Zealand, Đài Loan và Philippines được kỳ vọng sẽ không thay đổi mức lãi suất hiện tại vào ngày thứ Năm (22/6). Indonesia và Nhật Bản đã đưa ra quyết định này vào tuần trước, trong khi đó Australia và Ấn Độ giữ nguyên lãi suất hiện tại hồi đầu tháng 6.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc, đã tăng chi phí đi vay sau lần nâng lãi suất hồi tháng 3 của Fed, cũng quyết định không thay đổi lãi suất trong lần này.
Theo chuyên gia phân tích của ANZ, trong tháng 5, khi các nhà đầu tư đặt cược lớn vào việc Fed tăng lãi suất trong phiên họp tháng 6 thì 5,5 tỷ USD đã rót vào thị trường chứng khoán mới nổi châu Á, trong khi thị trường trái phiếu nhận 8,7 tỷ USD.
Một lý do khác giải thích nguyên nhân châu Á giữ lãi suất ở mức thấp đó là cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's vừa hạ một bậc xếp hạng của Trung Quốc, cho rằng tình trạng tài chính của quốc gia này có thể suy yếu do tăng trưởng chậm và nợ tiếp tục tăng.
Không giống với chu kỳ thắt chặt của Fed trước đây, các ngân hàng trung ương châu Á phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn là Mỹ. Trong năm 2016, giao dịch của Mỹ với top 10 đối tác ở châu Á tăng 25% so với mức trước khi khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra năm 2008 – 2009.
Tuy nhiên, theo Reuters, thương mại của Trung Quốc với 9 quốc gia còn lại ở châu Á tăng gần 60% lên 1.050 tỷ USD ở cùng thời điểm. Thương mại của Mỹ với 9 nước ngày chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc.