Các ngân hàng châu Âu đang ngăn chặn bê bối bằng ... khoa học hành vi
Theo Harvard Business Reviews, những nỗ lực để đối phó với tình trạng thâm hụt kéo dài, hành vi xấu của nhân viên và bê bối về đạo đức của giới ngân hàng chưa bao giờ là đủ bởi vì lĩnh vực tài chính là vô cùng nhạy cảm.
Hơn 400 tỉ USD là con số các ngân hàng phải nộp phạt kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiê, trong thời gian gần đây, ngành công nghiệp lạnh lùng này đang nhen nhóm lại hi vọng: sử dụng công cụ khoa học hành vi để xác định sớm rủi ro.
Một số ngân hàng lớn nhất Châu Âu như ING Group và ABN Amro ở Hà Lan hay RBS ở London đã thành lập nhiều nhóm nghiên cứu hành vi rủi ro bao gồm các chuyên gia về tâm lí học tổ chức, nhân chủng học, y tế cộng đồng và các chuyên ngành khác.
Mỗi nhóm có hệ thống báo cáo trực tiếp cho kiểm toán trưởng, giám sát hoặc quản lí rủi ro. Họ được hoạt động độc lập và tự do để đánh giá toàn công ty cũng như các đơn vị kinh doanh được xem là tiềm ẩn rủi ro hành vi.
Hãy cùng xem xét cách thức hoạt động của nhóm nghiên cứu tại RBS. Họ thực hiện các bài đánh giá chuyên sâu về một số lĩnh vực đáng chú ý, lập những nhóm nhỏ (dưới 500 thành viên) lựa chọn theo đầu vào từ các bên liên quan trong và ngoài, bao gồm các nhân viên kiểm toán nội bộ, giám sát, nhân sự và pháp lí.
Shweta Pajpani, một quản lí cấp cao trong nhóm nghiên cứu tại RBS, nói: "Chúng tôi thường hỏi mọi người 'Nếu các anh là chúng tôi, anh sẽ làm gì?'. Nhân viên chính là người hiểu rõ nhất các tương tác hàng ngày, hệ thống vận hành toàn ngân hàng và các báo cáo đo lường. Do đó, hiểu biết của họ rất có giá trị đối với đội ngũ nghiên cứu".
Khi nghiên cứu một đơn vị kinh doanh, họ sẽ đánh giá theo 5 bước: khảo sát, trao đổi riêng, trao đổi với các nhóm tập trung, rà soát môi trường làm việc và quan sát độc lập.
Kết quả nghiên cứu sẽ được chia sẻ với các giám đốc điều hành và đề xuất hướng thay đổi trong một khoảng thời gian xác định. Do nhóm nghiên cứu hành vi rủi ro của RBS là một phần trong bộ phận kiểm toán ngân hàng, những phát hiện của họ được xem là vấn đề kiếm toán cần giải quyết.
Các ngân hàng còn lại có cách tiếp cận hơi khác nhưng hướng hoạt động có chung một số đặc điểm:
1. Sự hỗ trợ từ ban quản trị là rất quan trọng, quyết định thành công của nhóm nghiên cứu.
2. Các nhóm nhỏ, thường chỉ có 5 - 10 thành viên đều có vị trí đa dạng như đã nêu ở trên.
3. Hiệu quả rất khó đo lường do mục tiêu là giảm thiểu hành vi rủi ro ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, một cách để ước tính ROI là xem xét chi phí của đội trong một khoảng thời gian và số tiền phạt ngân hàng có thể phải nộp nếu xảy ra hành vi rủi ro dẫn đến vi phạm quy định.
4. Sự tham gia trực tiếp của các nhân viên là rất quan trọng. Dù công nghệ giám sát cũng có vai trò nhất định song các ngân hàng không thể giám sát toàn bộ các cuộc trò chuyện, nhóm trò chuyện, email cá nhân,...
Bà Wies Wagenaar dẫn đầu một nhóm 8 nhà khoa học hành vi tại ABN Amro. Ở đây, bà cho rằng hành vi của nhân viên và lãnh đạo ngân hàng là kết quả của tất cả các tín hiệu họ nhận được từ tổ chức chung.
Mirea Raaijmakers, người đứng đầu nhóm rủi ro hành vi của ING, giải thích rằng mọi tổ chức và ngân hàng đều có rủi ro tiềm ẩn từ cách mọi người cư xử có thể dẫn đến kết quả kinh doanh tiêu cực. Loại rủi ro này liên quan đến cách hoạt động chung và các hệ thống điều khiển vô hình phía sau.
Đó là cách mọi người đưa ra quyết định, giao tiếp, nắm quyền sở hữu, tạo động lực và niềm tin. Tất cả những yếu tố này có thể dẫn đến các hành vi có nguy cơ cao.
Những bước nghiên cứu đầu tiên do nhóm ngân hàng châu Âu đang thực hiện có thể áp dụng cho hàng loạt các ngành công nghiệp khác. Điều đó có nghĩa là đưa sự phát triển của tổ chức lên mức logic cao hơn: thúc đẩy nhân viên tự tìm hiểu môi trường họ đang làm việc.
Với một nhóm nội bộ gồm các chuyên gia tư vấn trung lập, các ngân hàng và doanh nghiệp nói chung có thể tìm kiếm các giá trị, chuẩn mực và niềm tin tiềm năng cũng như đánh giá khả năng hoặc rủi ro hiện tại. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu có thể đề xuất các biện pháp can thiệp nhằm thay đổi văn hóa tổ chức.
Trong bối cảnh suy thoái toàn cầu đang diễn ra, việc ngăn chặn sớm bê bối là chìa khóa sống còn cho các ngân hàng lớn khi phải cạnh tranh khốc liệt với những đối thủ đáng gờm từ fintech hay nhóm Big4 công nghệ.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/