|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Các khoản cho vay tái cơ cấu của LienVietPostBank đã tăng 50% lên 6.000 tỷ đồng

07:53 | 28/08/2021
Chia sẻ
Chứng khoán Bản Việt cho rằng chương trình cắt giảm lãi suất cho vay mới vào cuối năm 2021 sẽ có tác động tối thiểu đến NIM của ngân hàng và lợi nhuận sẽ vẫn tăng bất chấp các khoản nợ tái cơ cấu đã tăng 50% vào cuối quý II.

Trong báo cáo mới đây về Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietPostBank - Mã: LPB), Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết trong quý II, các khoản cho vay tái cơ cấu của ngân hàng đã tăng 50% lên 6.000 tỷ đồng. Theo đó, chi phí dự phòng dự kiến trong vòng 3 năm cũng tăng từ 1.200 tỷ đồng lên 2.100 tỷ đồng.

VCSC dự báo lợi nhuận cốt lõi của ngân hàng vẫn tăng trưởng mạnh dù chi phí dự phòng tăng. Ước tính lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 3.428 tỷ đồng trong năm 2021.

Lý do để VCSC đưa ra mức dự báo này là nhận định chương trình cắt giảm lãi suất cho vay mới vào cuối năm 2021 sẽ có tác động tối thiểu đến NIM (sẽ vẫn tăng so với năm trước).

Cụ thể, các chuyên gia phân tích ước tính gói hỗ trợ lãi suất cho vay mới cho các khách hàng ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sẽ tương đương mức giảm khoảng 7 điểm cơ bản trong lợi suất tài sản sinh lãi (IEA) trong nửa cuối 2021.

Tuy nhiên, với mức tăng 10 điểm cơ bản của lợi suất IEA trong 6 tháng đầu năm 2021, điều này ngụ ý rằng lợi suất IEA năm 2021 có thể tăng 3 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm trước. Cùng với kỳ vọng chi phí vốn giảm, VCSC ước tính NIM năm 2021 của LienVietPostBank sẽ tăng 31 điểm cơ bản (0,31 điểm %).

Các khoản vay tái cơ cấu của LienVietPostBank đã tăng 50% lên 6.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

VCSC: LienVietPostBank sẽ huy động gần 1.700 tỷ đồng từ nhà đầu tư ngoại trong năm nay - Ảnh 1.

Dự báo kết quả kinh doanh của LienVietPostBank. (Nguồn: VCSC).

Tổng thu nhập từ lãi của ngân hàng ước tăng 2% trong khi chi phí hoạt động kinh doanh dự kiến giảm 10% do chi phí hoạt động xã hội thấp hơn hoặc chi phí đi lại cũng như marketing thấp hơn vì đại dịch kéo theo tỷ lệ CIR dự kiến giảm từ 55,9% xuống còn 51%. 

Bên cạnh đó, các chuyên gia loại bỏ giả định về việc nâng cấp các phòng giao dịch bưu điện (PTO) trong năm nay. Theo đó, Thông tư 43/2015, quy định về hoạt động của các PTO của LienVietPostBank đang được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) xem xét để sửa đổi thêm. Do đó, đề xuất nâng cấp PTO sẽ được xem xét sau khi bản sửa đổi của Thông tư 43 được ban hành và công bố.

Bên cạnh đó, VCSC cũng đưa ra giả định rằng LienVietPostBank sẽ chào bán thành công 66,7 triệu cổ phiếu với giá 25.000 đồng/cp cho nhà đầu tư nước ngoài thay vì 20.000 đồng/cp như trước đây trong năm 2021.

Đồng thời, kỳ vọng ngân hàng sẽ ký ký hợp đồng bancassurance độc quyền mới vào đầu năm 2022 sau khi hợp đồng 5 năm với Dai-ichi Life đáo hạn và ghi nhận toàn bộ phí ứng trước từ hợp đồng bancassurance độc quyền mới vào năm 2022 (1.900 tỷ đồng).

Phương Nga

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam có thể mang về 22 tỷ USD, tạo ra thị trường xây dựng hơn 33 tỷ USD
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự kiến các nguồn thu từ khai thác quỹ đất tại các khu vực TOD và các hoạt động thương mại dự kiến sẽ mang về khoảng 22 tỷ USD. Bên cạnh đó, dự án này cũng sẽ tạo ra thị trường xây dựng 33,5 tỷ USD.