|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần làm thất thu ngân sách

22:00 | 23/11/2017
Chia sẻ
Trên khắp thế giới, các hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTTs) làm mất đi nguồn thu ngân sách của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Do đó, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam nên tránh hứa hẹn hay gia hạn DTTs mới cho công ty nước ngoài trước khi rà soát DTTs hiện hành.

​​​​​

cac hiep dinh tranh danh thue 2 lan lam that thu ngan sach
Đại diện trình bày báo cáo nghiên cứu Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần ở Việt Nam. (Ảnh: Hồng Vân)

Theo báo cáo vừa được công bố tại buổi Tọa đàm về chính sách “Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và vấn đề việc làm thỏa đáng cho phụ nữ - một số quan sát và kiến nghị” được tổ chức chiều nay (23/11) tại Hà Nội, DTTs là những thỏa thuận giữa các quốc gia về chia sẻ quyền lợi về thuế. Với chính sách này, một công ty hay cá nhân sẽ không bị đánh thuế 2 lần khi có trụ sở làm việc tại một quốc gia nhưng lại tạo ra thu nhập ở một quốc gia khác.

Từ năm 1992, Việt Nam đã tham gia vào 77 DTTs, nhiều hơn tổng số các DTTs đã đăng ký của Lào, Myanmar, Campuchia và Philippines cộng lại. Năm 2016, 84% vốn đăng ký của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài quy mô lớn tại Việt Nam đến từ các nước đã ký kết hiệp định thuế với nước ta.

Theo tình hình này, ông Nguyễn Ánh Dương, Phó Trưởng Ban Chính sách kinh tế Vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, việc mở cửa và hội nhập luôn đi kèm với lợi ích và chi phí. Do đó, hội nhập nhưng phải tìm cách tối ưu chứ không phải tối đa, phải cân nhắc thực tế lợi ích nước ta đạt được khi kí kết hiệp định.

“Chúng ta muốn các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư, nhưng ta lại đặt ra một loạt hiệp định như tránh đánh thuế hai lần, thực hiện bảo hộ đầu tư,... Rồi đến 1 lúc nào đó, ta sẽ phải tự cân nhắc xem lợi ích thu được liệu có đáng với những điều phải hy sinh, liệu Việt Nam có cần ký kết thêm hiệp định không hay như thế này là đủ?”, ông Dương nói.

Hơn nữa, DTTs hạn chế khả năng của các nước đang phát triển trong việc đánh thuế các công ty đa quốc gia. Đồng thời, các hiệp ước này cũng có thể dẫn tới việc các công ty đa quốc gia tận dụng các hiệp định thuế nhằm tránh thuế hoặc chuyển lợi nhuận sang các nước có mức thuế thấp hơn. Bằng cách đó, nguồn thu từ thuế vẫn nằm trong túi của các công ty đa quốc gia thay vì được phân bổ để đầy tư cho dịch vụ công ở các nước đang phát triển.

Thêm nữa, ông Dương cho biết, ở một số nước mà Việt Nam đã ký hiệp định DTTs, nước ta không hề có đầu tư nước ngoài hay lao động tại đó thì đương nhiên lợi ích và thua thiệt chỉ có nước ta chịu.

Theo đó, Việt Nam sẽ mất nhiều quyền thu thuế nhất từ Mỹ, Singapore và Pháp, báo cáo chỉ rõ.

Nhiều chuyên gia tại tọa đàm cũng cho rằng, điều này đương nhiên dẫn đến thâm hụt ngân sách. Mà thâm hụt ngân sách thì phải tăng thu, tuy nhiên, không thể tăng thu từ nguồn FDI được nên buộc phải tăng từ nguồn thu trong nước như VAT, bảo hiểm xã hội của người lao động,...

Tựu chung, người lao động Việt phải chịu thiệt đơn thiệt kép khi vừa phải đóng thuế nhiều hơn, trong khi dịch vụ công không được đảm bảo vì nguồn ngân sách không đủ để phát triển.

Do đó, ông Dương cho rằng Việt Nam nên tránh hứa hẹn hay gia hạn DTTs mới cho công ty nước ngoài trước khi rà soát DTTs hiện hành.

Bên cạnh đó, các nhà chính sách cũng cần cân nhắc hơn vai trò của thuế trong dịch vụ chính sách công, gắn với nhu cầu sử dụng và nhu cầu chi.

Tuy nhiên, đứng trên góc độ nguồn thu của ngân sách Nhà nước, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO thuộc Ban Pháp Chế (VCCI) cho rằng, vấn đề thất thu ngân sách Nhà nước không chỉ do DTTs hay FTA mà do nhiều vấn đề khác nữa với mức độ nhất định.

“Tôi đồng tình với ông Dương, tuy nhiên tôi cho rằng, khi tiếp cận vấn đề thất thu ngân sách Nhà nước thì không nên nói DTTs là yếu tố duy nhất. Nếu bây giờ công bố DTTs làm mất nguồn thu ngân sách của Việt Nam và làm ảnh hưởng đến dịch vụ công cho phụ nữ thì chưa đúng và đủ. Thất thu do DTTs còn không lớn bằng thất thu từ chỗ khác”, bà Trang nói.

Theo đó, bà Trang kiến nghị, những hạn chế của DTTs cũng nên được xem xét và đàm phán lại để đảm bảo vai trò của thuế là nguồn thu ngân sách cho các dịch vụ công, đặc biệt là những dịch vụ công có nhạy cảm giới.

cac hiep dinh tranh danh thue 2 lan lam that thu ngan sach Thủ tướng phê duyệt Hiệp định chống đánh thuế 2 lần Việt Nam - Hoa Kỳ

Sau 20 tháng kể từ khi Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai và Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Catherine A Novell ký ...

Hồng Vân

ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.