|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Các doanh nghiệp nhỏ bên ngoài Tokyo 'đổ mồ hôi hột' trước đợt nâng thuế

20:54 | 23/09/2019
Chia sẻ
Đợt nâng thuế giá trị gia tăng dự kiến từ 8% lên 10% của Nhật Bản khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ngày càng lo ngại, nhất là những doanh nghiệp bên ngoài Tokyo, Nikkei Asian Review đưa tin.
doanh-nghiep-nhat

Nguồn: Nikkei Asian Review

Các cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Khu vực Iyogin (IRC) ở Ehime phát hiện 53% công ty ở Ehime cho biết đợt nâng thuế giá trị gia tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. Ở Hokkaido, 79% công ty dự báo sẽ bị ảnh hưởng bởi đợt nâng thuế.

Chính phủ Nhật Bản muốn nâng thuế giá trị gia tăng để giúp bù đắp cho khoản chi trả hưu trí và an ninh xã hội trong bối cảnh dân số ngày càng già hóa. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ lệ nợ trên GDP của Nhật Bản đã vượt 237% và các nhà hoạch định chính sách cảm thấy cần phải giảm bớt thâm hụt.

Thế nhưng, lần gần nhất Nhật Bản nâng thuế giá trị gia tăng từ 5% lên 8% trong năm 2014, xứ sở mặt trời mọc đã rơi vào suy thoái. 

Cuộc khảo sát của IRC ở Ehime được thực hiện trong tháng 5/2019 và nhận được 421 câu trả lời. Trong khi hơn 50% thành phần tham gia khảo sát cho biết đợt nâng thuế sẽ gây ra tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh, thì 27% khác cho biết đợt nâng thuế sẽ không ảnh hưởng đến họ.

Nằm trong số những công ty cho rằng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực từ đợt nâng thuế, 62% cho biết tâm lý người tiêu dùng ngày càng tệ đi có thể làm giảm doanh số (câu trả lời phổ biến nhất), trong khi 40% đề cập đến chi phí hành chính cao hơn và 36% lo ngại rằng doanh số sẽ giảm sau khi người tiêu dùng đổ xô mua hàng trước khi đợt nâng thuế có hiệu lực. Nhà tổ chức khảo sát cho phép được trả lời nhiều đáp án.

So với kết quả khảo sát được thực hiện sau đợt nâng thuế năm 2014, tỷ lệ công ty tỏ ra lo ngại về chi phí hành chính cao hơn đã tăng 20 điểm phần trăm. 

Cuộc khảo sát ở Ehime cũng có câu hỏi liệu các doanh nghiệp sẽ chuyển chi phí thuế cho người tiêu dùng hay không. Trong đó, 51% công ty cho biết họ có thể chuyển ít nhất là một phần thuế cho người tiêu dùng. Tỷ lệ công ty đưa ra câu trả lời này thấp hơn so với kết quả khảo sát lần trước, phản ánh áp lực cạnh tranh giá khốc liệt hiện tại, theo IRC.

Một cuộc khảo sát khác tại Hokkaido nhận được 600 câu trả lời vào cuối tháng 6/2019, trong đó 38% cho rằng đợt nâng thuế sẽ có vài tác động đến hoạt động kinh doanh, trong khi 26% cho rằng sẽ có nhiều hơn là một tác động và 14% khác cho biết đợt nâng thuế sẽ tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh.

Các công ty cung cấp dịch vụ, nhà bán sỉ và các nhà bán lẻ nằm trong số những doanh nghiệp đưa ra câu trả lời "đợt nâng thuế sẽ tác động mạnh" nhiều nhất. 49% công ty trong số này cho biết họ chưa định làm gì để đối phó với đợt nâng thuế.

picturemessage_m1sclahj

(Minh Tuấn việt hóa)

Ở nơi khác, Phòng Thương mại Shizuoka và Seishin Shinkin Bank thực hiện cuộc khảo sát 320 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Shizuoka và cuộc khảo sát đã kết thúc vào ngày 23/8. 

Họ phát hiện ra 58% công ty vẫn chưa lên kế hoạch cài đặt phần mềm ghi thuế có thể xử lý hệ thống có hai mức thuế giá trị gia tăng khác nhau – vốn sẽ đi kèm với đợt nâng thuế.

Trong một nỗ lực giảm thiểu thiệt hại kinh tế từ đợt nâng thuế, Tokyo đang lên kế hoạch giữ thuế giá trị gia tăng ở mức 8% đối với một số mặt hàng nhất định, như thực phẩm, quần áo và báo. Tuy nhiên, thức ăn được phục vụ ở các nhà hàng sẽ bị đánh thuế ở mức 10%, trong khi đồ ăn mang đi vẫn bị đánh thuế ở mức 8%.

Nhiều cửa hàng đang chuẩn bị thanh ghi (register) có thể xử lý nhiều mức thuế khác nhau, nhưng việc cài đặt phần mềm đang diễn ra rất chậm chạp.

Teikoku Databank, công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở ở Tokyo, đã tiến hành khảo sát 23.632 công ty trong nửa đầu tháng 6/2019 và phát hiện ra 40% công ty khảo sát có khả năng xử lý hệ thống có nhiều mức thuế. 

Nằm trong số các công ty lớn, có 51% công ty báo hiệu họ có thể xử lý được hệ thống hai mức thuế, trong khi chỉ 38% doanh nghiệp vừa và nhỏ sẵn sàng làm thế. Các doanh nghiệp nhỏ bên ngoài Tokyo đang bị hụt hơi về phần hệ thống thuế mới.

Minh Tuấn

[LIVE] ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.