Trong tháng 8/2017 xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ đạt 18,44 triệu USD, giảm 58,5% so với tháng 7/2017 (44,45 triệu USD) và giảm 54,8% so với tháng 8/2016 (40,8 triệu USD).
Việc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ quyết định kiểm tra 100% các lô cá tra, cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam từ 2/8, sớm hơn 1 tháng so với dự kiến ban đầu (1/9) khiến doanh nghiệp Việt Nam gặp thêm khó khăn.
Theo VASEP, xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ vẫn diễn ra bình thường sau ngày 2/8/2017, thời điểm mà tất cả lô hàng các loài cá thuộc bộ Siluriformes nhập khẩu vào Mỹ chính thức phải thanh tra.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, sản phẩm cá tra của Việt Nam được bày bán tại siêu thị AEON Nhật Bản được xếp vào danh sách các mặt hàng “Top Valu” – tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm hàng đầu bán tại các siêu thị Nhật Bản.
Chiều 24/5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng đã chủ trì buổi họp báo tại Đại sứ quán Việt Nam tại Tây Ban Nha để thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Nếu quay trở lại với tên gọi cũ "catfish", cá tra Việt Nam có thể phải đối mặt với hàng loạt các quy định, kiểm tra khắt khe liên quan đến chất lượng sản phẩm. Không những vậy, với tên gọi “catfish”, ngành cá tra đứng trước nguy cơ mất thương hiệu "tra fish" đã xây dựng sau nhiều năm.
Tuần đầu tháng 4, giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đột nhiên lên cao nhất 27.000 đồng/kg. Với mức giá này, nhiều doanh nghiệp nhỏ đứng trước nguy cơ bị lỗ nặng hoặc không thể sản xuất tiếp.
“Một quốc gia xuất khẩu nông nghiệp mà công nghệ giống rất kém, từ lúa, cây ăn trái và thủy sản. Vấn đề giống trở thành vấn đề sống còn trong 5-7 năm tới” – Giám đốc VCCI Cần Thơ cảnh báo.
Nguyên nhân là truyền thông Tây Ban Nha phát đi phóng sự bôi nhọ hình ảnh cá tra Việt Nam khiến một số hệ thống bán lẻ của nước này thông báo ngừng bán các sản phẩm cá tra.
“Nếu chúng ta không thay đổi mà cứ theo thói quen trước đây thì sẽ không xuất khẩu được”, ông Võ Hùng Dũng-Giám đốc VCCI Cần Thơ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VINAPA) cảnh báo như vậy tại diễn đàn “Ảnh hưởng kinh tế thế giới đối với ngành thủy sản Việt Nam” diễn ra hôm 28/3 tại Cần Thơ.
Theo kết luận cuối cùng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC), sản phẩm cá tra - basa nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá cao nhất là 2,39 USD/kg.
Trước những nhận định vùng ĐBSCL sẽ còn nhiều khó khăn trong sản xuất, xuất khẩu cá tra trong thời gian tới, ngành chức năng và nhà khoa học cho rằng, phải có hướng làm mới và đặc biệt là không nên giao toàn bộ vốn vay cho doanh nghiệp quản lý.
Trong thời gian tới, nếu kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Brazil tiếp tục tăng như tháng 1 thì Brazil sẽ thay thế ASEAN là thị trường xuất khẩu cá tra lớn thứ 4 của Việt Nam sau Mỹ, EU và Trung Quốc - Hong Kong.