|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Bùng phát làn sóng vỡ nợ tín dụng tiêu dùng tại Trung Quốc

14:38 | 03/04/2020
Chia sẻ
“Tôi chưa bao giờ trễ thanh toán trong cuộc đời, nhưng dịch COVID-19 khiến tôi không còn cách nào khác”, một người dân tại Trung Quốc cho hay.

Cũng như hàng triệu cư dân trên thế giới, Zhang Chunzi vay một khoản tiền mà cô nghĩ mình có khả năng hoàn trả trước hạn chót. Nhưng đó là trước khi dịch Covid19 làm thế giới thay đổi.

Hiện tại, Zhang Chunzi đã bị sa thải khỏi một công ty xuất khẩu hàng may mặc tại Hàng Châu – một trong những thành phố thịnh vượng nhất của Trung Quốc. Giờ thì cô gái 23 tuổi không đủ khả năng để trả khoản nợ 12.000 nhân dân tệ (1.700 USD) từ thẻ tín dụng và dịch vụ cho vay online Ant Financial (công ty thuộc Alibaba).

“Tôi đã trễ hạn thanh toán và chẳng có cách nào để tôi trả hết nợ”, Zhang nói.

Những câu chuyện tương tự cũng xuất hiện nhan nhãn trên toàn Trung Quốc, nơi dịch bệnh đã cướp đi nhiều mạng sống và và gieo rắc nỗi lo sợ cho nền kinh tế trong hơn 3 tháng. 

Trong bối cảnh dịch Covid 19 lan rộng khắp châu Á, châu Âu và châu Mỹ, các quốc gia phải đóng cửa, kinh doanh trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và các chủ doanh nghiệp nhỏ rơi vào tình thế “sống dở chết dở”. Các nhà phân tích cho rằng, chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi việc các hộ gia đình trên toàn cầu bắt đầu mất khả năng thanh toán các khoản nợ.

Những tín hiệu đầu tiên từ Trung Quốc cũng chẳng tốt lành gì cho cam. Các khoản nợ tín dụng quá hạn trong tháng 2 đã tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước, theo giám đốc tại hai ngân hàng tại Trung Quốc. 

Qudian – một công ty cho vay trực tuyến tại Bắc Kinh – cho biết, tỷ lệ vi phạm hạn thanh toán tăng lên 20% trong tháng 2, từ mức 13% tại cuối năm 2019.

“Những vấn đề này tại Trung Quốc rồi sẽ lan rộng sắp ra thế giới”, ông Martin Chorzempa, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington, cho hay.

Bùng phát làn sóng vỡ nợ tín dụng tiêu dùng tại Trung Quốc - Ảnh 1.

Tình thế ngặt nghèo của các hộ gia đình. Nguồn: Bloomberg

Mức độ tác động tới người tiêu dùng và những tổ chức cho vay sẽ tùy thuộc vào mức độ hiệu quả của các biện pháp kiểm soát dịch và hỗ trợ nền kinh tế từ Chính phủ. Tuy nhiên, phạm vi tác động rất rộng.

Tỷ lệ nợ của hộ gia đình/GDP ở các quốc gia như Pháp, Thụy Sỹ, New Zealand và Nigeria chưa bao giờ cao như thế này, theo báo cáo tháng 1/2020 của Viện Tài chính Quốc tế (IIF).

Ở Australia – nơi có tỷ lệ nợ của hộ gia đình cao nhất trong các quốc gia G20, ngân hàng cho vay lớn nhất tại nước này cho biết trong ngày thứ Năm (26/03) rằng số lượt gọi điện hỗ trợ tài chính cao gấp 8 lần so với các cuộc gọi thông thường. 

Số lượt cuộc gọi hỗ trợ tài chính cũng tăng vọt tại các ngân hàng Mỹ - nơi số dư thẻ tín dụng tăng lên đến mức kỷ lục 930 tỷ USD trong năm 2019. Điều đáng ngại là trong tuần kết thúc vào ngày 21/03, số lượng người đăng ký trợ cấp thất nghiệp lần đầu lên đến 3,28 triệu người – tăng gấp 4 lần so với kỷ lục trước đó.

Trong những năm gần đây, chắc hẳn chẳng có nơi nào chứng kiến sự gia tăng đột biến về tín dụng tiêu dùng hơn Trung Quốc. Tại đây, lượng nợ của hộ gia đình – bao gồm cả vay nợ thế chấp – đã tăng lên mức kỷ lục 55 ngàn tỷ nhân dân tệ trong năm 2019.

Con số này đã tăng lên gấp đôi kể từ năm 2015, nhờ đợt bùng nổ trên thị trường nhà ở và sự trỗi dậy của những tổ chức cho vay trực tuyến như Ant Financial. 

Những mô hình cho vay trực tuyến như Ant Financial chưa từng bị thử thách bởi một đợt suy thoái kinh tế nào cả. Nhiều người tiêu dùng đi vay ngắn hạn với lãi suất cao thông qua ứng dụng Alipay của Ant Financial, nhưng họ có thu nhập khá thấp và không có lịch sử vay nợ tín dụng.

“Kể từ năm 2015, các ngân hàng liên tục hạ thấp tiêu chuẩn để cạnh tranh”, ông Zhang Shuaishuai, nhà phân tích tại China International Capital, cho biết. “Sự bùng nổ của dịch Covid-19 khiến rủi ro vỡ nợ leo thang. Mọi chuyện chỉ trở nên tồi tệ hơn nếu tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng”.

Tỷ lệ vỡ nợ của người tiêu dùng tại một số ngân hàng đã tăng lên mức 4%, so với khoảng 1% trước khi dịch bệnh diễn ra, theo Zhao Jian, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Atlantis Financial.

Một giám đốc tại một trong những ngân hàng lớn tại Trung Quốc chia sẻ, ngân hàng của ông đã bắt đầu thắt chặt cho vay qua thẻ tín dụng sau khi tỷ lệ trả nợ quá hạn gia tăng.

Trong bối cảnh các khoản nợ của doanh nghiệp cũng gia tăng, các ngân hàng có thể đối diện với khoản nợ xấu lên đến 5,2 ngàn tỷ nhân dân tệ và lợi nhuận giảm khoảng 39% trong năm nay (một điều chưa từng có tiền lệ), theo kịch bản xấu nhất mà UBS Group AG đưa ra.

Các gói kích thích khổng lồ từ Chính phủ sẽ làm giảm tác động của dịch Covid-19. Phần lớn quốc gia đã công bố các biện pháp hỗ trợ kinh tế trong những tháng gần đây, bao gồm cả gói kích thích 2.200 tỷ USD ở Mỹ, trong đó có cả phát tiền cho người dân Mỹ.

Ở Trung Quốc, các cơ quan chức trách đã bơm thanh khoản vào hệ thống tài chính và khuyến khích các ngân hàng đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp nhỏ - vốn đang tuyển dụng 80% nguồn nhân lực của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tuy vậy, các gói kích thích khó lòng kéo tất cả người dân ra khỏi tình cảnh ngặt nghèo, nhất là ở Trung Quốc – tình hình tài chính của hộ gia đình Trung Quốc đang cg thẳng hơn bao giờ hết. 

Tỷ lệ nợ tiêu dùng trên thu nhập tại Trung Quốc đã tăng lên 92% tại cuối năm 2018, từ mức 30% của 1 thập kỷ trước, vượt mặt Đức và gần đạt mức của Mỹ và Nhật Bản, theo IIF. Rủi ro ở đây là đà suy giảm kinh tế kéo dài và thị trường bất động sản suy sụp sẽ đẩy nhiều người vào thế không trả được nợ.

Khoảnh khắc đó đã đến với Yin Weijun (27 tuổi). Anh vừa mất việc đầu bếp tại một khách sạn tại Ôn Châu – một thành phố ở phía Đông Nam Trung Quốc.

“Tôi chưa bao giờ trễ thanh toán trong cuộc đời, nhưng dịch Covid-19 khiến tôi không còn cách nào khác. Thậm chí nếu họ cho tôi thêm 1 hoặc 2 tháng, tôi cũng không thể chi trả được”.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Vũ Hạo

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.