|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Bức tranh trái chiều năm 2020: Dự báo LNST ngành viễn thông tăng 60% trong khi ngành du lịch và giải trí giảm 94%

10:35 | 25/07/2020
Chia sẻ
Ngành viễn thông, công nghệ thông tin, tài nguyên cơ bản, hoá chất là những ngành được FiinGroup dự báo sẽ tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2019, trong đó ngành viễn thông dự kiến tăng 60% lợi nhuận.

Theo báo cáo của FiinGroup, lợi nhuận sau thuế của nhóm doanh nghiệp phi ngân hàng dự kiến sẽ giảm 13% cho cả năm 2020, cải thiện rất nhiều so với con số ước tính giảm 23,6% trước đó.

Bức tranh trái chiều năm 2020: Dự báo LNST ngành viễn thông tăng 60% trong khi ngành du lịch và giải trí giảm 94% - Ảnh 1.

Nguồn: Báo cáo triển vọng lợi nhuận năm 2020 và kết quả 6 tháng năm 2020 của FiinGroup phát hành ngày 21/7

Với khối phi ngân hàng, căn cứ dữ liệu cập nhật từ nghị quyết đại hội cổ đông đến ngày 22/7, doanh thu dự kiến lần đầu tiên suy giảm trên 1% trong vòng 5 năm gần đây. Sự suy giảm doanh thu bất chấp sự hồi phục của nhiều ngành trong giai đoạn "bình thường mới" dù có tới 12/18 ngành có kế hoạch doanh thu tăng trưởng.

Bức tranh trái chiều năm 2020: Dự báo LNST ngành viễn thông tăng 60% trong khi ngành du lịch và giải trí giảm 94% - Ảnh 2.

Nguồn: Báo cáo triển vọng lợi nhuận năm 2020 và kết quả 6 tháng năm 2020 của FiinGroup phát hành ngày 21/7

Bảo hiểm là một trong những ngành vẫn duy trì triển vọng tăng trưởng doanh thu 2020 ở mức 18,8% bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19, chủ yếu đến từ nhóm doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ như PVI (tăng 27%) và PTI (tăng 33%). Tuy nhiên, BVH là doanh nghiệp dẫn đầu về thị phần cả hai mảng nhân thọ và phi nhân thọ dự kiến doanh thu của công ty mẹ sẽ giảm gần 5% trong năm 2020.

Các ngành có sự tăng trưởng doanh thu trên 10% như: Thực phẩm và đồ uống, bất động sản, công nghệ thông tin.

Trái lại, các ngành ghi nhận sự suy giảm về doanh thu như: Ô tô và phụ tùng, hàng cá nhân và gia dụng, dầu khí, du lịch và giải trí, tiện ích. Trong đó ngành du lịch và giải trí chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19 với mức dự báo giảm gần 35% doanh thu so với năm 2019.

Bức tranh trái chiều năm 2020: Dự báo LNST ngành viễn thông tăng 60% trong khi ngành du lịch và giải trí giảm 94% - Ảnh 3.

Nguồn: Báo cáo triển vọng lợi nhuận năm 2020 và kết quả 6 tháng năm 2020 của FiinGroup phát hành ngày 21/7

Nhóm tài nguyên cơ bản, công nghệ thông tin, hóa chất thì triển vọng tăng trưởng lợi nhuận 2020 tiếp tục là yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu của nhóm này kể từ đầu năm đến nay.

Ngành vật liệu, xây dựng thì triển vọng lợi nhuận có sự cải thiện đáng kể sau khi thêm nhiều doanh nghiệp công bố kế hoạch kinh doanh.

Năm 2020, ngành xây dựng, vật liệu  dự kiến lợi nhuận sau thuế tăng trưởng nhẹ 1,5%. Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực từ sự "đóng băng" của thị trường bất động sản khiến cổ phiếu nhóm này vẫn giảm gần 6% kể từ đầu năm đến nay.

Với nhóm bảo hiểm thì lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp dự kiến sẽ giảm 7,1% trong năm 2020 và cổ phiếu ngành Bảo hiểm đã liên tục thể hiện sự yếu hơn thị trường từ đầu năm đến nay.

Trước những biến động gần đây trên thị trường, các công ty chứng khoán dè dặt đặt mục tiêu lợi nhuận trong năm 2020, với lãi sau thuế dự kiến sẽ giảm 4,3%.

Cổ phiếu nhóm chứng khoán đã giảm 1,6% kể từ đầu năm đến nay, cho dù đã hồi phục 32,6% kể từ mức đáy được thiết lập vào ngày 24/3/2020.

Bức tranh trái chiều năm 2020: Dự báo LNST ngành viễn thông tăng 60% trong khi ngành du lịch và giải trí giảm 94% - Ảnh 4.

Nguồn: Báo cáo triển vọng lợi nhuận năm 2020 và kết quả 6 tháng năm 2020 của FiinGroup phát hành ngày 21/7

Cập nhật mới nhất từ kế hoạch kinh doanh theo tài liệu hoặc nghị quyết đại hội đồng cổ đông của các doanh nghiệp cho thấy EPS (đã điều chỉnh loại bỏ tác động của phát hành thêm và chia tách cổ phiếu) của nhóm VN30 dự kiến sẽ giảm 6% trong năm 2020.

EPS của nhóm doanh nghiệp phi ngân hàng trong VN30 dự báo sẽ giảm 16,3% so với ước tính trước đó là 1,1%. Nguyên nhân là một số doanh nghiệp đầu ngành đều đưa ra kế hoạch kinh doanh kém khả quan, trong đó VJC dự kiến lợi nhuận sau thuế giảm 98%, MSN giảm 53%, SAB (giảm 39%, CTD giảm gần 16%.

Hoàng Kiều

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).