|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Brazil có ý định chuyển sang trồng cà phê robusta, Việt Nam có đáng ngại?

06:37 | 29/09/2021
Chia sẻ
Cà phê robusta của các Nam Mỹ nói chung và Brazil nói riêng không thể cạnh tranh được với Việt Nam bởi chất lượng của chúng chỉ có thể làm cà phê hòa tan. Trong khi đó, cà phê robusta của Việt Nam dùng cho cả việc phối trộn với cà phê arabica và là nguyên liệu để sản xuất cà phê hòa tan

Thị trường cà phê đang trải qua đợt biến động mạnh khi nguồn cung từ Brazil và Việt Nam, hai quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, đang bị gián đoạn.

Đặc biệt, Brazil năm nay phải trải qua thời tiết khắc nghiệt khiến sản lượng cà phê arabica giảm trầm trọng.  Điều này thúc đẩy Brazil tính đến chuyện phát triển dòng cà phê robusta vì chi phí sản xuất rẻ, và dễ trồng hơn nhiều so với arabica, theo Reuters.  

Robusta là loại cà phê có vị đắng và gắt hơn, có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt, đang chiếm tới hơn 90% tổng sản lượng của Việt Nam. 

Trái với arabica, loại cà phê thường được dùng trực tiếp và phổ biến tại các quán cà phê, robusta dùng để chế biến cà phê hòa tan hoặc phối trộn với arabica.

Trang Reuters, nhận định việc mở rộng cà phê robusta của Brazil đang là thách thức đối với Việt Nam vốn đang đứng đầu là quốc gia xuất khẩu cà phê robusta đứng đầu thế giới. 

Tuy nhiên, trao đổi với người viết, ông Thái Như Hiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê cho biết việc lo ngại cà phê robusta của Brazil có thể “vượt mặt” Việt Nam là điều không có cơ sở.

“Cà phê robusta của các Nam Mỹ nói chung và Brazil nói riêng không thể cạnh tranh được với Việt Nam bởi chất lượng của chúng chỉ có thể làm cà phê hòa tan. Trong khi đó, cà phê robusta của Việt Nam dùng cho cả việc phối trộn với cà phê arabica và là nguyên liệu để sản xuất cà phê hòa tan”, ông Hiệp cho biết. 

Do thời tiết khu vực Nam Mỹ lạnh nên phù hợp trồng arabica hơn là robusta. Do đó, các nước khu vực này nổi tiếng với các loại cà phê arabica ngon chứ không phải robusta. 

Trái lại, khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam phù hợp với robusta còn arabica chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 10%, chủ yếu trồng ở những nơi có độ cao lớn như Đà Lạt, Sơn La, Khe Sanh (Quảng Trị)…

Hạt arabica chiếm khoảng 60% sản lượng cà phê toàn thế giới, có hậu vị ngọt và đa dạng hơn so với cà phê robusta. Do đó, giá trị của arabica cao gấp đôi so với robusta. 

Tuy nhiên, với việc nguồn cung arabica từ Brazil năm nay giảm nghiêm trọng tới 44% khiến giá loại cà phê này trên thế giới liên tục lập đỉnh mới.

Theo Reuters, điều này đẩy các nhà rang xay tìm đến cà phê robusta để phối trộn nhằm giảm chi phí. 

Theo ông Hiệp, đây được xem là lợi thế đối với cà phê trong nước bởi chỉ có cà phê robusta Việt Nam mới có thể vừa dùng làm để sản xuất sản phẩm hòa tan vừa dùng để phối trộn. 

Mặc dù vậy, hiện Việt Nam cũng đang đối mặt với rủi ro liên quan đến giá cước tăng quá cao và dịch COVID-19 khiến hoạt động vận tải bị đứt gãy.

H.Mĩ

ĐHĐCĐ DIG: Muốn làm hai thành phố y tế - nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu, Thanh Hóa, tham vọng ở mảng KCN, năng lượng
Sau hơn hai giờ chờ đợi thêm, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của DIG đã đủ điều kiện tiến hành. Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn chia sẻ về tham vọng của DIG ở các lĩnh vực mới từ thành phố y tế - nghỉ dưỡng đến khu công nghiệp, điện tái tạo...