|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Bộ Tư pháp và 11 bang của Mỹ kiện Google vì độc quyền

16:14 | 21/10/2020
Chia sẻ
Đơn kiện của Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Google lạm dụng ảnh hưởng lớn của họ đối với thị trường để áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi pháp.

Hôm 21/10, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo họ chính thức kiện Google để chấm dứt những hành vi trái luật của tập đoàn tìm kiếm số một thế giới, theo CNBC.

Timothy Wu, giáo sư luật của Đại học Columbia, nói với CNBC rằng, với sự tham gia của 11 bang tại Mỹ, vụ kiện Google có qui mô tương tự hai vụ kiện chống độc quyền nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử là vụ kiện Microsoft năm 1998 và AT&T năm 1974. Vu kiện AT&T từng khiến tập đoàn viễn thông, điện thoại di động của Bell System biến mất.

Microsoft đã dàn xếp vụ kiện với Bộ Tư pháp Mỹ vào năm 2001, sau khi tập đoàn phần mềm kháng cáo phán quyết của một thẩm phán rằng họ đã phạm luật chống độc quyền bằng việc tích hợp trình duyệt Internet Explorer vào hệ điều hành Windows.

Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố Google đã áp dụng các biện pháp trái luật để duy trì vị thế của họ trong quảng cáo và dịch vụ tìm thông tin trên mạng. Nếu tòa án không can thiệp, Bộ Tư pháp lo ngại Google sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược phản cạnh tranh, làm giảm lựa chọn của người tiêu dùng và cản trở sự đổi mới.

Bộ Tư pháp và 11 bang của Mỹ kiện Google vì độc quyền - Ảnh 1.

Một trong những giải pháp để phá thế độc quyền của Google mà giới quan sát dự báo là tách các mảng hoạt động của họ. (Ảnh: VOX)

Google đang chiếm tới hơn 90% thị phần dịch vụ tìm kiếm tại Mỹ. Riêng với thiết bị di động, thị phần của tập đoàn chiếm tới trên 95%, theo tính toán của Bộ Tư pháp Mỹ.

Ông William Barr, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, nói rằng các nhà điều tra đã phát hiện Google không cạnh tranh về chất lượng kết quả tìm kiếm. Họ mua quyền để công cụ của họ xuất hiện trên các thiết bị công nghệ theo chế độ mặc định. 

"Nhờ cơ chế đó, không cá nhân hay doanh nghiệp nào có thể thách thức sự thống trị của Google trong lĩnh vực tìm kiếm và quảng cáo", Bộ trưởng Barr phát biểu. 

Theo ông Barr, doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo và người tiêu dùng là đối tượng chịu thiệt thòi lớn nhất vì họ chỉ có một sự lựa chọn.

"Doanh nghiệp và người tiêu dùng phải trả phí quảng cáo quá cao, trong khi mức độ cạnh tranh của thị trường thấp. Tòa án cấn phá sự khống chế của Google để thúc đẩy đổi mới và cạnh tranh", đơn kiện nhấn mạnh.

Ryan Shores, một quan chức của Bộ Tư pháp, thông báo tòa án sẽ nêu những biện pháp để phá vỡ thế độc quyền của Google sau khi nhận đủ bằng chứng. Một trong những giải pháp mà giới quan sát dự báo là tách các mảng hoạt động của Google.

Kent Walker, GIám đốc Pháp chế của Google, khẳng định vụ kiện là một sai lầm nghiêm trọng, đồng thời khẳng định mọi người chọn Google vì họ muốn vậy, chứ không phải vì họ bắt buộc phải làm như thế hay không thể tìm ra các lựa chọn thay thế khác".

Quyết định kiện Google là sự kiện đánh dấu lần đầu tiên chính phủ Mỹ ủng hộ quan điểm của đảng Dân chủ. Trước đó, nữ thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đã thúc giục Nhà Trắng hành động khẩn trương bằng bài viết trên Twitter.

Đảng Cộng hòa luôn duy trì quan điểm rằng các tập đoàn có ảnh hưởng xã hội như Google, phải nỗ lực để giảm sự lan truyền của quan điểm bảo thủ trên nền tảng của họ. Tổng chưởng lí của cả 11 bang tham gia vụ kiện đều thuộc đảng Cộng hòa.

Nhạc Phong

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.