|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ trưởng VH,TT&DL: Việt Nam đang xem xét mở rộng chính sách visa

19:48 | 05/06/2024
Chia sẻ
Trong phiên họp Quốc hội lần trước, Quốc hội đã cho phép sửa đổi Luật Xuất nhập cảnh tạo để điều kiện mở cửa tiếp tục thúc đẩy du lịch. Tuy nhiên, qua khảo sát, đánh giá và báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới cho rằng xếp hạng du lịch visa Việt Nam ở mức trung bình ASEAN.

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Nguyễn Văn Hùng chiều 5/6, quan tâm đến việc áp dụng chính sách miễn thị thực (visa) để thu hút du lịch cho Việt Nam, đại biểu Nguyễn Thị Hà, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Ninh cho rằng đây là một trong các giải pháp phục hồi du lịch và đã được Chính phủ đề xuất, Quốc hội thông qua sau đại dịch COVID-19.

Đại biểu đặt câu hỏi tới Bộ trưởng chính sách miễn visa có nên tiếp tục mở rộng diện áp dụng hay không. Nếu áp dụng diện mở rộng thì sẽ hướng tới khu vực nào để đạt hiệu quả cao nhất và đề nghị Bộ trưởng đánh giá hiệu quả của giải pháp này trong tăng trưởng du lịch quốc tế.

Đại biểu Nguyễn Thị Hà, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh. (Nguồn: Cổng TTĐT Quốc hội). 

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết miễn visa được các quốc gia sử dụng như một lợi thế để cạnh tranh phát triển du lịch. Việt Nam cũng nhận thức được điều này và đã sửa đổi một số luật có liên quan, tạo điều kiện mở cửa, thúc đẩy phát triển du lịch.

Trong phiên họp Quốc hội lần trước, Bộ trưởng cho biết Quốc hội đã cho phép sửa đổi Luật Xuất nhập cảnh tạo để điều kiện mở cửa tiếp tục thúc đẩy du lịch. Tuy nhiên, qua khảo sát, đánh giá và báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới cho rằng xếp hạng du lịch visa Việt Nam ở mức trung bình.

Chính vì vậy, Thủ tướng đã giao cho Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và các bộ ngành tham mưu, thực hiện theo hướng đánh giá tổng thể chính sách visa trên mọi bình diện kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Theo Bộ trưởng, đề xuất các giải pháp có tính chất ưu tiên theo hướng song phương, tức là phải thực hiện theo phương án đối đẳng (có đi có lại) bạn miễn cho tôi, tôi miễn cho bạn. Còn đơn phương trong trường hợp nào, ở cấp nào và mối quan hệ nào thì để xem xét và báo cáo với Chính phủ.

"Chúng tôi hy vọng là sau chỉ đạo này, Thủ tướng đã giao cho Bộ Ngoại giao tổng hợp báo cáo. Tôi nghĩ đó cũng là một bước để chúng ta tiếp tục mở rộng visa trong vấn đề xuất, nhập cảnh để hỗ trợ cho vấn đề du lịch và các hoạt động khác", Bộ trưởng Hùng nêu rõ.

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng. (Nguồn: Cổng TTĐT Quốc hội).  

Nêu vấn đề của ngành du lịch khi theo đánh giá, xếp loại của diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam xếp thứ 24 về tài nguyên văn hoá và thứ 25 về tài nguyên tự nhiên trên 119 nước, đều cao hơn Thái Lan nhưng lại kém họ về thu hút du lịch, Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng, ĐBQH TP Cần Thơ đề Bộ trưởng cho biết có những vướng mắc gì và giải pháp để Việt Nam vượt Thái Lan thu hút du khách quốc tế trong 5 năm tới?

Theo đại biểu năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu thu hút 18 triệu khách quốc tế, dự kiến doanh thu khoảng 20 tỷ USD, chiếm 5% GDP. Trong khi đó, Thái Lan đặt mục tiêu đón 40 triệu khách quốc tế và doanh thu là 98 tỷ USD, chiếm 12% GDP.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng, ĐBQH TP Cần Thơ. (Nguồn: Cổng TTĐT Quốc hội).   

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, liên quan đến kết quả đánh giá xếp loại của Diễn đàn kinh tế thế giới được công bố năm 2024, đây là đánh giá có giá trị để xem xét điều chỉnh. Tuy nhiên, việc thu thập các số liệu đó vào năm 2022, Việt Nam mới thoát khỏi đại dịch nên số liệu tại thời điểm đó chưa thể như bây giờ.

Theo đó, nước ta được xếp hạng là 3,96 điểm, xếp hạng thứ 59/119 nền kinh tế, đứng thứ 5 trong khối ASEAN và xếp sau Thái Lan.

Vì vậy, để nâng cao các thứ hạng này, ông Hùng đề xuất giải pháp cần giữ cho được các thứ hạng đã được xếp cao như sức cạnh tranh về giá, an toàn an ninh, tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa là những điểm nổi trội

Còn các chỉ số thấp như hạ tầng du lịch, y tế, vệ sinh, bền vững về môi trường, mức độ ưu tiên cho du lịch, mức độ mở cửa, tác động kinh tế - xã hội đến du lịch… thì Bộ cũng đã đề xuất với Chính phủ để chỉ đạo việc tập trung cải thiện.

Bên cạnh đó về hạ tầng du lịch, Bộ không được thẩm quyền quy định đầu tư, không được phép đầu tư mà do địa phương lập dự án, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút các doanh nghiệp nên mong muốn làm để cải thiện chỉ tiêu. Khi đó xếp hạng sẽ tăng lên, khách sẽ đến.

Vì vậy, để nâng cao các thứ hạng này, ông Hùng đề xuất giải pháp cần giữ cho được các thứ hạng đã được xếp cao như sức cạnh tranh về giá, an toàn an ninh, tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa là những điểm nổi trội…

"Còn các chỉ số thấp như hạ tầng du lịch, y tế, vệ sinh, bền vững về môi trường, mức độ ưu tiên cho du lịch, mức độ mở cửa, tác động kinh tế - xã hội đến du lịch… thì Bộ cũng đã đề xuất với Chính phủ để chỉ đạo việc tập trung cải thiện", Bộ trưởng thông tin. 

Ngọc Bảo