Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Dự án Cà Ná không phải đã được phê duyệt
Sáng nay (15/11), Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội. Đại biểu đặt câu hỏi về dự án Cà Ná và vấn đề môi trường quanh các dự án thép.
Bộ trưởng cho biết, hiện nay lượng sắt thép nhập khẩu của Việt Nam vào khoảng 3 tỷ USD, dự kiến đến năm 2020 con số này có thể là 15 tỷ USD.
Theo Bộ trưởng, sắt thép trong nước hiện nay chủ yếu đáp ứng một số chủng loại như sắp thép xây dựng, sắt thép cơ bản, đặc biệt là thép thô phục vụ kinh tế thì chưa có. Ngoại trừ một số doanh nghiệp làm thép lớn như Tập đoàn Hòa Phát, Tổng Công ty Thép Việt Nam... thì các doanh nghiệp khác quy mô còn nhỏ. Mỏ sắt Thạch Khê quy mô lớn, nếu khai thác hết sẽ đóng góp tăng trưởng 0,3 - 0,4% điểm GDP.
Bộ trưởng nhấn mạnh chủ trương của Chính phủ là phát triển bền vững, đảm bảo phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, tạo nền tảng cho các ngành kinh tế khác. Đặc biệt, không đánh đổi môi trường để làm các dự án công nghiệp, không có dự án thép đánh đổi môi trường và không có lợi ích nhóm.
Nói về dự án Cà Ná, Bộ trưởng thông tin trong quá trình quy hoạch ngành thép từ năm 2011, dự án này đã được phê duyệt và giao cho liên doanh nước ngoài với Vinashin. Phê duyệt này có cả ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và báo cáo tác động về môi trường duy hoạch. Sau đó, vì chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính mà dự án bị đưa ra khỏi quy hoạch.
Sau đó, Tập đoàn Hoa Sen xin đầu tư thực hiện dự án, có cam kết công nghệ, đảm bảo môi trường. Bộ Công Thương căn cứ trên yêu cầu thực tiễn và trên quy hoạch, khảo sát năng lực nđt. Đây mơí là điều chỉnh quy hoạch, trên cơ sở đánh giá chứ không phải dự án đầu tư đã được phê duyệt.
Một lần nữa, Bộ trưởng khẳng định không có chuyện đánh đổi muối lấy thép. Dự án thép Cà ná được xem xét cẩn trọng, đầy đủ quy trình. Để đảm bảo dự án, Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm cho các bộ ngành để xem xét, nghiên cứu. Các chi tiết về công nghệ, thiết bị, bảo vệ môi trường và hàng loạt các vấn đề khác sẽ được các bộ ngành xem xét, sau đó mới tính đến sự hợp lý của dự án.
Người đứng đầu ngành Công thương nhấn mạnh công tác điều chỉnh quy hoạch đều có sự tham gia của nhiều bộ, ngành. Không chỉ dự án Cà Ná, các dự án thép khác như Dung Quất... thì vấn đề bảo vệ môi trường vẫn là yêu cầu cao nhất.