Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Không phát hiện ô nhiễm phóng xạ tại các mỏ titan ở Bình Thuận
Theo đó, Bộ trưởng cho hay xét về quy chuẩn, nếu phát hiện trong titan có chứa chất gây ô nhiễm phóng xạ, tuyệt đối không được khai thác hoặc phải áp dụng công nghệ phù hợp để giải quyết triệt để nguy cơ phóng xạ.
Bộ trưởng Bộ TN&MT: Không phát hiện ô nhiễm phóng xạ tại Bình Thuận |
"Thực tế ở Bình Thuận, không phát hiện phóng xạ tại các mỏ khai thác titan", Bộ trưởng cho hay.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, xét về mặt khoa học, việc tái sử dụng nguồn nước trong chế biến titan không gây ra ô nhiễm nước ngầm, tuy nhiên vẫn phải giảm sát chặt chẽ hoạt động khai thác.
Bộ trưởng nhấn mạnh, trong tương lai, công nghệ sử dụng nước để chế biến titan ở Bình Thuận không còn phù hợp. Bộ TN&MT khuyến cáo chỉ được sử dụng nước mặt không được dùng nước ngầm để chế biến titan. Nếu nguồn nước mặt hạn chế cần phải có công nghệ phù hợp vừa tiết kiệm nước, vừa kiểm soát được chất thải.
Trước đó, một số nhà khoa học cho biết trường phóng xạ trên đài cồn cát ven biển miền Trung đo được là 4,36mSv/năm, trường phóng xạ trung bình trên cồn cát đỏ Bình Thuận là 1mSv/năm. Đây là mức phóng xạ bình thường so với mức trung bình toàn cầu 2,436mSv/năm. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, chế biến quặng titan đã làm phát tán các chất phóng xạ. Hoạt độ phóng xạ alpha và bêta trong các mẫu nước thải, nước ngầm, nước biển ven bờ ở một số xã cao hơn so với quy chuẩn từ 3 - 9 lần.
Xem thêm |