|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Các Bộ không được cài cắm câu chữ để 'bẫy' doanh nghiệp

21:45 | 28/02/2018
Chia sẻ
Tại buổi làm việc với 16 Bộ ngành mới đây về thực hiện cắt giảm các điều kiện kinh doanh và giấy phép con, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ Công tác của Thủ tướng cho biết sẽ kiểm tra từng Bộ, truy tìm các rào cản, giấy phép còn núp bóng và yêu cầu các Bộ không cài cắm câu chữ để bẫy doanh nghiệp
bo truong mai tien dung cac bo khong duoc cai cam cau chu de bay doanh nghiep Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Trường Hải hứa thưởng ô tô cho HLV Park Hang Seo là phải làm ngay
bo truong mai tien dung cac bo khong duoc cai cam cau chu de bay doanh nghiep Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Sẽ rà soát lại Nghị định 116 về ô tô

Tại buổi làm việc của Tổ Công tác với 16 Bộ, ngành và cơ quan ngang bộ ngày 28/2, Bộ trưởng Dũng cho biết: Thời gian tới Tổ công tác sẽ kiểm tra từng Bộ, truy tìm các rào cản, giấy phép còn núp bóng. Mục tiêu là đến trước ngày 30/6 ban hành được nhiều nhất các văn bản quy phạm pháp luật để cắt giảm thực chất các thủ tục, giấy phép con cản trở sự phát triển.

bo truong mai tien dung cac bo khong duoc cai cam cau chu de bay doanh nghiep

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, Chính phủ yêu cầu 11 Bộ ngành sẽ phải cắt giảm 50% số mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành và 50% thủ tục kiểm tra. Trong đó nhiều nhất là Bộ Y tế có 802 mặt hàng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có 7.698 dòng hàng thuộc 251 nhóm sản phẩm, Bộ Thông tin và Truyền thông có 143 mặt hàng, Bộ Tài nguyên và Môi trường có 110 mặt hàng, Bộ Giao thông vận tải có 128 mặt hàng…

Còn các điều kiện kinh doanh được quy định tại 237 văn bản quy phạm pháp luật, với 3.571 điều kiện kinh doanh cho 243 ngành nghề thuộc phạm vi quản lý của 13 Bộ.

Bộ trưởng Dũng đề nghị: Việc cải cách cần đi vào chiều sâu hơn nữa để thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng. Từ ngày 15/3 Tổ công tác sẽ làm việc với từng Bộ, và yêu cầu mỗi tháng sẽ kiểm tra ít nhất 4 đơn vị, lần này xuống tận huyện, tận địa phương. Bởi rào cản không phải chỉ ở trên Bộ mà còn ở nhiều ngóc ngách khác.

Về yêu cầu cụ thể, Tổ trưởng Tổ công tác đề nghị các Bộ không cắt giảm hình thức, không gom nhiều điều kiện kinh doanh lại làm một, không bỏ cái này mọc cái khác, không cài cắm câu chữ để bẫy doanh nghiệp.

Bộ trưởng Dũng lưu ý: Điều kiện kinh doanh phải nằm ở cấp Nghị định, nhưng trên thực tế nhiều khi lại núp dưới các công văn, như vậy là sai thẩm quyền, không đúng quy định mà doanh nghiệp vẫn phải làm.

Ông Dũng lấy ví dụ, nhập khẩu xe lại phải có giấy chứng nhận kiểu loại linh kiện của lốp, gương chiếu hậu, đèn chiếu sáng phía trước…. “Đây thực ra là điều kiện kinh doanh lẩn khuất”, Bộ trưởng nêu rõ.

Về việc cắt giảm giấy phép con và điều kiện kinh doanh, các thành viên của Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cũng nêu ý kiến. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết: Đà cải cách đang rất tốt, tạo niềm tin rất cao cho doanh nghiệp tuy nhiên các Bộ cần phải cắt giảm thực sự.

“Qua báo cáo của các Bộ, tôi thấy việc cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra đã khá rõ, khá đúng tiến độ, nhưng đề xuất cắt giảm thủ tục rất ít. Cỗ xe đã chuyển động rồi mà nay dừng lại là rất nguy hiểm”, ông Thiên nói.

Còn TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: "Ở đâu lãnh đạo Bộ, đặc biệt là Bộ trưởng, chỉ đạo sát sao, quyết liệt, thì ở đó có kết quả tốt, chuyển biến nhanh. Điều này cho thấy các Bộ trưởng chuyển động không đồng đều. Nhìn vào kết quả có thể thấy Bộ nào thực sự quyết tâm".

Ông Cung nói: "Sự chống đối, hay nói cách khác là chần chừ trong cải cách, vẫn còn rất lớn trong nội bộ các Bộ".

Nguyễn Tuyền

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.