|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hà Nội ô nhiễm bụi thứ hai Đông Nam Á chưa chính xác, thêm 80 trạm quan trắc nữa mới kết luận, hiện đã có ... 12 trạm

18:48 | 02/04/2019
Chia sẻ
Chiều nay (2/4), tại họp báo Chính phủ, trả lời câu hỏi của phóng viên việc thông ô nhiễm bụi tại Hà Nội đứng thứ hai Đông Nam Á, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Võ Tuấn Nhân cho rằng đây là thông tin không chính xác. Thành phố Hà Nội đang rất quyết liệt xây dựng 80 trạm quan trắc nữa mới phủ hết, kết luận tại thời điểm đó ô nhiễm như thế nào.

Ô nhiễm bụi tại Hà Nội mang tính cục bộ, nguyên nhân do giao thông, xây dựng, đốt rác

Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Hà Nội, qua các thông số đo đạc được, ô nhiễm môi trường xuất hiện thường vào cuối đông và đầu xuân, khoảng tháng 12, tháng 1, tháng 2 và có thể kéo dài đến tháng 3, cao hơn các nơi khác và hiện tượng này lặp đi lặp lại. 

Kết quả quan trắc từ trạm quan trắc tự động Nguyễn Văn Cừ của Tổng Cục môi trường và 10 trạm quan trắc không khí tự động của Sở Tài nguyên môi trường Thành phố Hà Nội, tham chiếu số liệu quan trắc từ Đại sứ quán Mỹ trong quý I, cho thấy bụi PM2.5 vào một số ngày đã vượt quy chuẩn cho phép tại Việt Nam số 05 về chất lượng không khí xunh quanh. Thời gian nồng độ bụi tăng cao đột biến trong tháng 1 và tháng 3 vừa qua, đặc biệt ngày 11 – 13/1, 19 – 20/1, 23 – 26/1, 11 – 14/3, 20 – 22/3, 26 – 27/3.

Hà Nội ô nhiễm bụi thứ hai Đông Nam Á chưa chính xác, thêm 80 trạm quan trắc nữa mới kết luận, hiện đã có ... 12 trạm - Ảnh 1.

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời buổi họp báo. Ảnh: P.V

Việc ô nhiễm bụi mang tính cục bộ ở Thủ đô Hà Nội là có thật và ở mức cao vượt ngưỡng cho phép. Nguyên nhân là do giao thông, do đó, nơi nào tập trung mật độ giao thông cao là vượt ngưỡng, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh.

Điển hình một số nơi như đường Phạm Văn Đồng, phố Hàng Đậu, phường Minh Khai có sự ô nhiễm cao.

Một số nơi có công trình quản lý không tốt cũng có sự tăng cao về bụi hay nơi nào có nhà máy sản xuất, đốt rác cũng góp phần ô nhiễm thêm, ông Võ Tuấn Nhân thông tin thêm.

Hà Nội ô nhiễm đứng thứ ai Đông Nam Á là không chính xác, tổ chức đánh giá chỉ có số liệu tại 4 thành phố

Tuy nhiên, về việc ô nhiễm đứng thứ hai Đông Nam Á, đây là thông tin trong báo cáo về hiện trạng chất lượng không khí của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID). Theo đó, báo cáo này đã đưa ra thông báo về việc Việt Nam đứng thứ hai tại Đông Nam Á.

Nhưng nhận định này là chưa chính xác, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định.

Trong bảng thống kê, GreenID chỉ có số liệu của 20 thành phố thuộc 4 quốc gia, như Thái Lan (14 thành phố), Indonesia (1), Philippines (3), Việt Nam (2). Tổ chức này không có số liệu tại 11 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Do đó, không cơ sở để kết luận Hà Nội đứng thứ hai Đông Nam Á, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường giải thích.

Hà Nội ô nhiễm bụi thứ hai Đông Nam Á chưa chính xác, thêm 80 trạm quan trắc nữa mới kết luận, hiện đã có ... 12 trạm - Ảnh 2.

Tình hình ô nhiễm bụi tại Hà Nội. Ảnh minh họa

Hà Nội thêm 80 trạm quan trắc nữa mới kết luận ô nhiễm như thế nào

"Sự thật là chúng ta có ô nhiễm và phải quyết tâm bằng các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm về không khí đặc biệt là bụi ở Hà Nội. Tuy nhiên, không nên sao chép lại những thông tin chưa thực chuẩn xác. Chúng ta ô nhiễm ở mức độ cao và cục bộ ở một số nơi. Thực ra, Thành phố Hà Nội đang rất quyết liệt xây dựng 80 trạm quan trắc nữa mới phủ hết, kết luận Hà Nội tại thời điểm đó ô nhiễm như thế nào?", Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân trả lời.

Hiện, Hà Nội mới có 10 trạm quan trắc, Bộ Tài nguyên và Môi trường có 1 trạm và Đại sứ quán Mỹ có 1 trạm. Như vậy, có tổng số 12 trạm quan trắc.

Bộ Tài Nguyên môi trường và Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt về vấn đề này. Bộ đã làm việc với Thành phố Hà Nội và lãnh đạo thành phố quyết tâm di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm không khí ra khỏi thành phố. 

Thủ tướng đã ban hành quyết định về lô trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô. Do đó, hạn chế tối đa về mặt xả thải của giao thông. 

Bộ Xây dựng cũng đã chỉ đạo các công trình xây dựng trong thành phố đảm bảo về mặt che chắn, giảm phát thải bụi.


Hoàng Linh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.