Theo ông Vũ Đăng Minh, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Nội vụ, nguồn kinh phí chi trả cho những người sẽ nghỉ sau khi thực hiện sắp xếp còn thấp hơn kinh phí để trả cho những người đó tiếp tục làm việc trong 5 năm. Như vậy, vẫn đảm bảo cân đối đủ nguồn kinh phí thực hiện.
Bộ Tài chính, Nội vụ, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ giữ nguyên tên sau khi hợp nhất, theo báo cáo của Bộ Nội vụ ngày 11/1.
Bộ Nội vụ đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân cho chuyên gia đầu ngành người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài để thu hút họ vào khu vực công lập.
Bộ Nội vụ cho biết, dự kiến cần 130 nghìn tỷ đồng để thực hiện các chính sách, chế độ nêu trên do ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1669/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 điều động, bổ nhiệm ông Cao Huy, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Chính phủ sau tinh gọn dự kiến còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ; giảm 5 bộ và 4 cơ quan trực thuộc, 12/13 tổng cục và 500 cục, theo dự kiến của Bộ Nội vụ.
Bộ Nội vụ và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thống nhất xong phương án, tới đây sẽ trình xin ý kiến, tiến hành phương án sắp xếp khi được phê duyệt.
Bộ Nội vụ sẽ dựa vào hai tiêu chí diện tích tự nhiên và quy mô dân số làm cơ sở cho việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh. Việc sắp xếp sẽ được thực hiện thí điểm ở cấp tỉnh trong giai đoạn 2022 – 2026 và định hướng đến năm 2030.
Bộ Nội vụ hiện đang đề xuất tiếp tục thực hiện sắp xếp các giảm đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thí điểm một số đơn vị hành chính cấp tỉnh trong giai đoạn 2022-2026.
Liên quan đến các ca nhiễm COVID-19 tại Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đã thông tin về vấn đề phòng, chống dịch COVID-19 trong các tôn giáo.
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, năm nay Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% thì NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% và nếu tăng trưởng GDP đạt 10% thì tín dụng có thể sẽ tăng 18 - 20%.