|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ Công Thương tiếp tục kiểm soát thủ tục hành chính

16:56 | 25/09/2017
Chia sẻ
Sáng 25/9, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Dự án phát triển lập pháp quốc gia tại Việt Nam tổ chức hội nghị lấy ý kiến tổ chức, cá nhân về quy định, thủ tục hành chính ngành công thương.
bo cong thuong tiep tuc kiem soat thu tuc hanh chinh
Bộ Công Thương tiếp tục kiểm soát thủ tục hành chính. Ảnh: Uyên Hương/BNEWS/TTXVN

Nhằm tăng cường hơn nữa sự tương tác giữa các cơ quan quản lý với người dân và doanh nghiệp, sáng 25/9, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Dự án phát triển lập pháp quốc gia tại Việt Nam tổ chức hội nghị lấy ý kiến tổ chức, cá nhân về quy định, thủ tục hành chính ngành công thương.

Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) cho biết, hội nghị là sự kiện thường niên của Bộ Công Thương lần thứ 7 nhằm lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước về các quy định hành chính và thủ tục hành chính của ngành.

Thống kê cho thấy, Bộ Công Thương và ngành công thương tại các địa phương đang quản lý hơn 28 trên 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, kiểm soát 155 dịch vụ hành chính công (tương đương 452 thủ tục hành chính ở 4 cấp chính quyền từ Trung ương đến cấp xã) và 1.216 điều kiện kinh doanh trên 27 ngành, nghề (chưa tính ngành, nghề sản xuất, nhập khẩu ô tô là ngành nghề thứ 28).

Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, kể từ hội nghị lấy ý kiến tổ chức, cá nhân về quy định, thủ tục hành chính năm 2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì nhiều cuộc họp bàn về việc cải cách các quy định, thủ tục hành chính của ngành.

Theo đó, rất nhiều lĩnh vực đang được người dân và doanh nghiệp hết sức quan tâm để kiểm tra formaldehyte và amin thơm đối với hàng dệt may tại cửa khẩu, nhập khẩu xe chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống, kinh doanh khí hóa lỏng, khai báo hóa chất, tiếp cận điện năng và dán nhãn năng lượng.

Theo ông Nguyễn Thế Quang, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), Bộ đã đặt ra mục tiêu cắt giảm và đơn giản hóa 123 thủ tục hành chính thuộc 17 lĩnh vực quản lý nhà nước ngành công thương, tại 40 văn bản quy phạm pháp luật gồm: 9 nghị định, 1 quyết định Thủ tướng, 2 Thông tư liên tịch và 28 Thông tư trong năm 2017.

Tính đến thời điểm hiện nay, chỉ tính riêng con số thủ tục hành chính tại văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, Bộ Công Thương đã thực hiện đơn giản hóa được 56 thủ tục hành chính trong số 452 thủ tục hành chính và sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2017.

Để tiếp tục thực hiện phương án đã đặt ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn khẩn trương xây dựng dự thảo để hoàn thành phương án trong năm 2017 trên tinh thần đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng và quản lý nhà nước.

Về nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính, việc bãi bỏ và đơn giản hóa các thủ tục hành chính của Bộ Công Thương thời gian qua đều chú trọng 4 tiêu chí: đơn giản, minh bạch, hiện đại và chuẩn hóa.

Mục tiêu nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh ở cả 3 khía cạnh tiết kiệm chi phí, tạo sự công bằng và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Bên cạnh việc bãi bỏ và đơn giản hóa thủ tục hành chính, Bộ Công Thương cũng đã tích cực hiện đại hóa để nâng tất cả các thủ tục của ngành lên cấp độ 3 và cấp độ 4; tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, tránh nguy cơ sách nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.

Ông Nguyễn Thế Quang cũng cho rằng, mặc dù đánh giá công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong ngành đã đạt được nhiều kết quả nhưng Bộ Công Thương sẽ không dừng lại ở đây.

Trong nỗ lực chung của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hướng tới một Chính phủ kiến tạo phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục lắng nghe và tiếp thu các ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính của ngành để tiếp tục sủa đổi hoặc kiến nghị sủa đổi các quy định, thủ tục hành chính của ngành cho phù hợp.

Ông Phạm Đình Thưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) chia sẻ, trong năm 2017, trên cơ sở tổng hợp các ý kiến góp ý của cộng đồng doanh nghiệp về thủ tục hành chính, Bộ Công Thương đã trực tiếp xử lý ngay nhiều nội dung liên quan đến bãi bỏ, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính, đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh Hội nghị lấy ý kiến, Bộ Công Thương còn tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với thủ tục hành chính thường xuyên trên trang thông tin kstthc.moit.gov.vn và số điện thoại đường dây nóng 042220.2115 .

Theo ông Phạm Đình Thưởng, từ nay đến cuối năm Bộ Công Thương sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động thường xuyên về kiểm soát thủ tục hành chính như kiểm soát chất lượng các thủ tục hành chính quy định tại dự thảo văn bản pháp luật.

Cùng với đó là nâng số dịch vụ công trực tuyến của Bộ từ 155 dịch vụ công trực tuyến lên 177 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4, chiếm hơn 39% tổng số thủ tục hành chính của Bộ Công Thương.

bo cong thuong tiep tuc kiem soat thu tuc hanh chinh Thanh tra 3 dự án thua lỗ nghìn tỷ ngành Công Thương

Thông tin từ Thanh tra Bộ Công Thương cho hay, lãnh đạo Bộ Công Thương vừa ban hành các quyết định thanh tra tại 3 ...

bo cong thuong tiep tuc kiem soat thu tuc hanh chinh Xóa bỏ 420 mã hàng hóa phải kiểm tra trước khi thông quan

Bộ Công Thương đang từng bước thực hiện nhiều biện pháp đơn giản hóa các thủ tục. Trong đó, phải kể đến việc xóa bỏ ...

bo cong thuong tiep tuc kiem soat thu tuc hanh chinh Cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh: Không phải phiêu lưu chính trị

Với việc quyết định cắt giảm hàng trăm điều kiện kinh doanh, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định đây không phải ...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Uyên Hương

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.