|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Bộ Công Thương: Carlsberg chưa chốt mua thêm cổ phần Habeco

19:23 | 14/11/2016
Chia sẻ
Lãnh đạo Vụ Công nghiệp nhẹ cho biết quá trình bán vốn tại Tổng công ty Bia, rượu, nước giải khát Hà Nội vẫn chưa ngã ngũ do việc đàm phán "rất rắc rối và phải xử lý khéo". 

Ngày 14/11, Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với Bộ Công Thương về tình hình triển khai các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (Tổ trưởng Tổ công tác) nhắc lại việc Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công Thương đẩy nhanh cổ phần hoá và thoái vốn Nhà nước khỏi những lĩnh vực không cần nắm giữ. "Tinh thần của Chính phủ là không bán bia, bán sữa, thoái vốn để thu hút nguồn lực từ người dân, nhà đầu tư nước ngoài", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Ông Dũng cho rằng, hiện Bộ Công Thương đã tích cực đưa cổ phiếu Tổng công ty Bia, rượu, nước giải khát Hà Nội (Habeco) và Tổng công ty Bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) lên sàn, nhưng "cần thực hiện lộ trình thoái vốn càng sớm càng tốt".

Cho hay nhiệm vụ cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ đã thực hiện xong, nhưng Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh thừa nhận, "chất lượng cổ phần hoá, thoái vốn chưa đảm bảo".

Riêng với trường hợp Habeco, Sabeco ông Tuấn Anh cho biết, cơ quan này sẽ thực hiện theo đúng tinh thần "Nhà nước không đi bán bia".

bo cong thuong carlsberg chua chot mua them co phan habeco

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, Bộ Công Thương đang đẩy nhanh quá trình đưa 2 doanh nghiệp này lên sàn, cũng như thoái vốn tại Habeco, Sabeco. Ảnh: Nhật Bắc

Bổ sung thêm ông Phan Chí Dũng - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương) cho hay, Habeco hiện đã niêm yết trên UPCoM và đang tiến hành thủ tục xin niêm yết tại Sàn giao dịch TP HCM (HOSE), Sabeco cũng đã hoàn tất thủ tục niêm yết trên sàn này. Dự kiến, 2 tổng công ty sẽ hoàn thành niêm yết trước ngày 20/12.

Giá giao dịch sẽ được sử dụng để dẫn chiếu cho hoạt động thoái vốn Nhà nước khỏi hai tổng công ty này.

"Tuy nhiên, việc thoái vốn phải đảm bảo công khai minh bạch, theo quy luật thị trường, nhưng quá trình thực hiện rất phức tạp, mất thời gian", ông Dũng nói.

Dẫn dụ trường hợp cụ thể tại Habeco, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ cho biết, vướng mắc chính nằm ở quá trình đàm phán với cổ đông chiến lược hiện tại - Carlsberg, khi hai bên chưa đạt được thống nhất."

Habeco và Carlsberg đã có buổi làm việc nhưng hai bên vẫn chưa thống nhất. Habeco đã họp tiếp với Tổ tư vấn và sẽ phải đàm phán tiếp. Quá trình đàm phán rất rắc rối và phải xử lý khéo", ông Dũng tiếp lời.

Hiện cơ quan này đã gửi văn bản sang Bộ Tư pháp, xin ý kiến tham gia tư vấn về hợp đồng giữa Habeco và Carlsberg.

bo cong thuong carlsberg chua chot mua them co phan habeco

Ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, quá trình đàm phán giữa Habeco và Carlsberg chưa thể kết thúc. Ảnh: H.T

Được biết, trong thỏa thuận hợp tác chiến lược, bên cạnh nghĩa vụ của Carlsberg là hỗ trợ Habeco phát triển, cổ đông này được hưởng nhiều quyền, trong đó có quyền ưu tiên được mua cổ phiếu chiến lược của Habeco trong trường hợp Bộ Công Thương bán thỏa thuận cho đối tác chiến lược.

Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, các thủ tục cổ phần hoá, thoái vốn liên quan tới nhiều bộ, ngành nên "không thể nhanh, rút ngắn thời gian được". Chưa kể, lộ trình thoái vốn phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, bán được giá, cũng như phải giữ thương hiệu, thị phần... nên "cần bước đi cẩn trọng".

Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh một lần nữa quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng là "bán vốn Nhà nước phải đấu thầu để chọn tư vấn, nhà đầu tư nhằm đảm bảo minh bạch, chống lợi ích nhóm, mang lại lợi ích tốt nhất cho Nhà nước".

Bộ Công Thương hiện vẫn đại diện Chủ sở hữu Nhà nước nắm 81,79% vốn điều lệ Habeco và Carlsberg nắm 17,08%. Tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng chỉ là 0,98%, tương đương gần 2.3 triệu cổ phiếu.

Dự kiến, toàn bộ vốn nhà nước tại Habeco khoảng 9.000 tỷ đồng (tương đương 81,79% vốn điều lệ) sẽ được thoái vốn trong năm 2016.

Còn lộ trình thoái vốn tại Sabeco sẽ được chia làm 2 đợt: Đợt 1 thoái 53,59% vốn điều lệ, tương đương 24.500 tỷ đồng trong năm 2016. Đợt 2 sẽ thoái tiếp 36% vốn, khoảng 16.000 tỷ đồng trong năm 2017, sau khi Sabeco niêm yết trên thị trường chứng khoán.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nguyễn Hoài

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.