|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Bloomberg: GIC trả ít hơn 400 triệu USD cho 7,7% vốn cổ phần Vietcombank

22:05 | 29/08/2016
Chia sẻ
Căn cứ vào con số Bloomberg đưa ra, GIC chi ít hơn 29.130 đồng/cổ phần VCB. Trong khi đó, thị giá giao dịch cổ phiếu VCB là 57.500 đồng/cổ phần. 

Theo tin từ Bloomberg, GIC - quỹ đầu tư đến từ Singapore đã trả ít hơn 400 triệu USD cho 7,7% vốn cổ phần Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank (Mã: VCB).

Một nguồn tin giấu tên cho Bloomberg biết quỹ GIC đã mua cổ phần VCB với giá thấp hơn giá thị trường, nhưng cụ thể là bao nhiêu thì không được tiết lộ.

Căn cứ vào con số Bloomberg đưa ra, GIC chi ít hơn 29.130 đồng/cổ phần VCB. Trong khi đó, thị giá giao dịch cổ phiếu VCB là 57.500 đồng/cổ phần. Như vậy, giá mua của GIC thấp hơn 49% thị giá hiện tại.

Tuy nhiên, cũng cần phải kể tới việc cổ phiếu VCB đã tăng rất mạnh trong thời gian qua cũng như việc GIC sẽ sở hữu cổ phần sau đợt trả cổ tức 35% bằng cổ phiếu. Nếu sau chia cổ tức, giá cổ phiếu Vietcombank hiện tại tương ứng 42.500 đồng sau chia cổ tức.

Vào hôm nay (29/8), GIC đã ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận mua 305,8 triệu cổ phần VCB trên tổng số 359,8 triệu cổ phần dự kiến phát hành.

Ngoài GIC, Vietcombank cũng có kế hoạch cho Mizuho mua cổ phần trong đợt phát hành thêm (khoảng 54 triệu cổ phần) để duy trì tỷ lệ sở hữu 15% sau phát hành, ông Phạm Quang Dũng, Tổng Giám đốc VCB nói qua điện thoại với Bloomberg sau lễ kí kết,

Một số nguồn tin cho biết GIC sẽ hỗ trợ cung cấp kỹ thuật cho Vietcombank, song đại diện GIC và Vietcombank đều từ chối bình luận về ý kiến này.

Cổ phiếu VCB đã tăng 31% trong năm nay, tăng nhanh hơn mức tăng 16% của VNIndex.

Vào tháng 1/2012, Vietcombank đã bán 15% cổ phần cho Mizuho, tương đương 529 triệu USD (11.800 tỷ đồng), theo dữ liệu của Bloomberg. Vào thời điểm đó, Mizuho đã phải chi ra 34.000 đồng để sở hữu mỗi cổ phần Vietcombank, trong khi thị giá lúc đó khoảng hơn 27.000 đồng.

Khổng Chiêm

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.