Báo Nikkei nói về kỉ lục thu hút FDI năm thứ 6 liên tiếp của Việt Nam
Dây chuyền sản xuất của ngành dệt may dịch chuyển từ Trung Quốc vào Việt Nam nhằm tránh cuộc chiến thuế hải quan của Mỹ, nhà máy đặt tại Hà Nội này là một ví dụ. Nguồn: Reuters |
Kỷ lục thu hút vốn FDI
Theo báo cáo của chính phủ, FDI vào Việt Nam đã tăng 9,1% trong năm 2018 đạt 19,1 tỉ USD, đánh dấu giá trị kỷ lục 6 năm liên tiếp khi dòng vốn tiếp tục chảy vào một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á.
Các ngành công nghiệp như may mặc đang dịch chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc về Việt Nam nhằm tìm cách thoát khỏi mức thuế cao của Mỹ. Do vậy, cuộc chiến thương mại sẽ góp phần thúc đẩy sự chuyển đổi này.
Việt Nam là nước hưởng lợi lớn nhất của châu Á trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, theo như Viện nghiên cứu Mizuho ước tính hiệu ứng này sẽ giúp cho GDP của Việt Nam tăng 0,5 điểm %.
Mặc dù khoản đầu tư được phê duyệt đã giảm 1,2% trong năm 2018 xuống còn 35,4 tỉ USD, lần giảm đầu tiên trong vòng 4 năm, nhưng sự sụt giảm được cho là do số liệu không bao gồm các dự án nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch lớn ở miền trung và miền nam Việt Nam dù đã được bật đèn xanh vào năm 2017.
Nhật Bản là nước dẫn đầu với các khoản đầu tư được chấp thuận vào năm 2018 đạt tổng cộng 8,5 tỉ USD. Hàn Quốc đứng thứ hai với 7,2 tỉ USD, tiếp theo là Singapore, Hồng Kông và Trung Quốc.
Các khoản đầu tư được phê duyệt năm ngoái bao gồm cả dự án “thành phố thông minh” của Hà Nội do công ty thương mại nhà ở Sumitomo Corp Nhật Bản phát triển. Cùng với đó là những dự án đầu tư vào thiết bị máy ảnh và màn hình tinh thể lỏng của tập đoàn LG của Hàn Quốc tại thành phố Hải Phòng phía Đông Bắc.
Vẫn còn những lo ngại...
Tăng trưởng GDP thực của Việt Nam ước tính đạt 7,08%, theo số liệu của chính phủ. Nhưng sự phụ thuộc kinh tế lớn vào các công ty nước ngoài đang trở thành một mối lo ngại. Công ty Samsung Electronics của Hàn Quốc chiếm khoảng 25% tổng xuất khẩu của Việt Nam tính theo giá trị.
"Để tăng trưởng bền vững, Việt Nam cần giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn nước ngoài", Hiromasa Matsuura, nhà kinh tế thuộc Viện nghiên cứu Mizuho cho biết.
Việt Nam, với dân số gần 100 triệu người, đứng thứ ba trong số 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia và Philippines. Tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang mở rộng tại các thành phố lớn, bao gồm thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế lớn tại phía Nam là Thành phố Hồ Chí Minh.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/