|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Bancassurance được dự báo là kênh bán bảo hiểm có tiềm năng tăng mạnh trong năm 2020

15:37 | 14/07/2020
Chia sẻ
Với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2019, bancassurance được Vietnam Report nhận định là kênh bán bảo hiểm tiềm năng trong năm nay với những thương vụ hợp tác qui mô lớn.

Theo báo cáo công bố gần đây, CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cho rằng sau một thời gian phát triển với mô hình đại lí, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam bắt đầu chứng kiến sự hình thành của các kênh phân phối khác như Bancassurance (sự kết hợp giữa bảo hiểm và ngân hàng), Direct Marketing (marketing trực tiếp) hoặc Telemarketing (bán hàng qua điện thoại), Worksite (Bán chéo),...

Trong số các kênh trên, Bancassurance được dự báo là kênh tiềm năng với sự tăng trưởng mạnh mẽ, bùng nổ trong năm 2019 với những thương vụ hợp tác qui mô lớn và tỉ trọng trong tổng doanh thu tăng vọt.

Theo khảo sát của Vietnam Report, lượng khách hàng tiếp cận bảo hiểm qua kênh ngân hàng ngày càng tăng và trở thành kênh đứng thứ hai sau tư vấn viên của các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH).

Bancassurance được dự báo là kênh bán bảo hiểm có tiềm năng tăng mạnh trong năm 2020 - Ảnh 1.

Các chuyên gia tham gia khảo sát của Vietnam Report nhận định xu hướng phát triển bancassurance sẽ ngày càng nóng hơn và thu hút nhiều khoản đầu tư lớn. 

Thêm nữa, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc triển khai bancassurance cần phải được thiết lập dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và những doanh nghiệp mạnh về công nghệ sẽ có ưu thế trong việc triển khai thành công kênh phân phối này. 

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra hai vấn đề mà kênh bancassurance vẫn chưa giải quyết tốt đó là tỉ lệ hủy hợp đồng năm thứ 2 của khách hàng cao do nhân viên ngân hàng bị áp chỉ tiêu, đồng thời mức phí cắt lại cho ngân hàng quá lớn, khiến công ty bảo hiểm không có lời cho các vụ hợp tác này.

Các chuyên gia trong ngành cũng cảnh báo, kênh bancassurance tương tự như kênh đại lí, sẽ nhanh chóng cạn dư địa thuận lợi, chỉ còn lượng khách khó khai thác. Khi đó, nếu chất lượng đội ngũ bán hàng không đủ tốt để khai thác sâu sẽ dẫn tới doanh thu khai thác mới đến từ kênh này sẽ sụt giảm.

Bên cạnh đó, hợp tác giữa hai lĩnh vực thương mại điện tử và bảo hiểm giúp đẩy mạnh kênh bán bảo hiểm online, giúp người dùng chủ động tiếp cận sản phẩm, dịch vụ.

Theo Vietnam Report, trong bối cảnh "bình thường mới" trước tác động của dịch COVID-19, phần lớn các doanh nghiệp bảo hiểm cần chuẩn bị sẵn sàng để hành động, điều chỉnh hệ thống kênh phân phối theo hướng kĩ thuật số.

Cụ thể, các đại lí trực tiếp sẽ vẫn là một phần quan trọng của hệ thống phân phối trong những năm tới nhưng cũng cần thiết lập thêm kênh bán hàng kĩ thuật số để phục vụ khách hàng thích tương tác từ xa.

"Các doanh nghiệp bảo hiểm cần coi công nghệ và kĩ thuật số là những yếu tố khác biệt cốt lõi tạo nên giá trị doanh nghiệp, từ đó xác định các điều chỉnh mong muốn của họ đối với thực tế công nghệ hiện có", báo cáo của Vietnam Report chỉ rõ.

Đáng chú ý, các chuyên gia của Vietnam Report cho rằng các doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần sẵn sàng để đưa ra các quyết định M&A nhằm tăng cường phân phối. Bắt tay với các công ty Fintech và Insurtechs có thể là một hướng đi mới cho họ. Các DNBH nên chủ động xác định các lỗ hổng trong hệ sinh thái phân phối cũng như mối quan hệ với các đối tác M&A tiềm năng để có thể tiếp cận nhóm khách hàng mới và các loại sản phẩm mới.

Trong cuộc chiến mới về thị phần bảo hiểm, sự thành công sẽ dành cho những ai tận dụng được sức mạnh của công nghệ, cũng như nắm bắt và chuyển mình tốt nhất với những xu hướng đó."

CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report)


Trúc Minh

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.