|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Bán vốn Nhà nước, kẻ thành công, người thất vọng, do đâu?

07:00 | 12/12/2017
Chia sẻ
Tiến trình bán vốn các doanh nghiệp Nhà nước năm 2017 đi vào giai đoạn chạy nước rút, ngoài Sabeco đang rất được kỳ vọng, liệu các doanh nghiệp khác như NTP, BMP hay FPT có đạt những kết quả thành công tương tự? 
ban von nha nuoc ke thanh cong nguoi that vong do dau Sabeco 'ván bài lật ngửa'
ban von nha nuoc ke thanh cong nguoi that vong do dau HSC: Nhiều khả năng SCIC bán NTP và BMP qua đàm phán, FPT đang chờ giá tăng

Bán vốn Nhà nước, kẻ thành công, người thất vọng, do đâu?

Tháng 12 đi được một nửa, tiến trình bán vốn, cổ phần hóa của các doanh nghiệp vốn Nhà nước vẫn đang đẩy mạnh cho kịp tiến độ kết thúc năm 2017.

Bên cạnh những doanh nghiệp Nhà nước thoái vốn rất thành công như trường hợp Vinamilk hay sắp tới đấu giá cổ phần Sabeco được giới đầu tư trong ngoài nước chờ đợi. Không ít trường hợp những doanh nghiệp Nhà nước “máu mặt” có kết quả chào bán đáng thất vọng.

Chaebol đất Bình Dương - Becamex IDC với kỳ vọng IPO “bom tấn” lại trở thành “bom xịt” với chỉ hơn 6% lượng cổ phần chào bán thành công. Số tiền thu về 588 tỷ đồng so với kỳ vọng tối thiểu 9.650 tỷ đồng trước đó quả thật không thấm tháp gì do với kỳ vọng nguồn tiền để phát triển các siêu dự án trong thời gian tới.

Hay một Vinaconex kế hoạch đẩy mạnh cải tổ, tái cơ cấu sau khi Nhà nước bán vốn cũng không được mấy nhà đầu tư quan tâm. Phiên đấu giá VCG chỉ bán được 5,35 triệu cổ phiếu cho 1 tổ chức và 2 cá nhân (tỷ lệ tương đương 5,5% tổng lượng chào bán) thu về số tiền vỏn vẹn 137 tỷ đồng.

ban von nha nuoc ke thanh cong nguoi that vong do dau
Ngoài Vinamilk, nhiều phiên bán vốn của Nhà nước không được như kỳ vọng

Với trường hợp của Vinamik, nhiều người ngỡ tưởng SCIC đã tìm ra một công thức bán vốn hiệu quả nhất để có thể thu hút được các nhà đầu tư rót tiền. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy, điều này không hề đúng với mọi trường hợp.

Vậy tại sao lại có sự khác biệt như vậy?

"Biết mình biết người"

Nhận định về điều này, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân CTCP Chứng khoán Sài Gòn (Mã: SSI) cho rằng.

ban von nha nuoc ke thanh cong nguoi that vong do dau
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh - CTCP Chứng khoán Sài Gòn

Bên bán (SCIC) cần phải thực sự “biết mình biết người” thì mới có cơ hội bán được giá tốt và bán được hết. “Biết mình” là hiểu được doanh nghiệp của mình kinh doanh như thế nào để có mức giá phù hợp chào bán, “biết người” là tìm ra những người mua tiềm năng mà mình biết chắc họ thực sự muốn mua.

Ông cũng lưu ý thêm, để “biết người” là khá khó nên cần phải có những phương pháp tiếp cận đúng, tìm hiểu thị trường cặn kẽ qua các bước thử.

Hơn nữa việc bán vốn liên quan đến ngân sách Nhà nước, cũng là tiền của nhân dân nên cũng không thể vội vàng. Trong bối cảnh ngân sách nhà Nước đang có chiều hướng tốt lên, tiến độ bán vốn hoàn toàn có thể giãn bớt để có thể bán với giá tốt nhất.

Ngoài vấn đề chủ sở hữu, ông Linh cũng cho biết yếu tố hỗ trợ từ doanh nghiệp niêm yết (DNNY) và đơn vị tư vấn là rất quan trọng để thông tin đầy đủ, chính xác của DNNY đến với các nhà đầu tư (NĐT) có tiềm năng, giúp họ có đủ thời gian thẩm định và trả giá tốt nhất.

Thực tế cho thấy, những phiên bán vốn gần đây của Nhà nước, dù thành công hay không được như kỳ vọng đều thấy rất ít bóng dáng của các nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức trong nước tham gia. Có phải chính điều này cũng góp phần giảm bớt sức hấp dẫn của những phiên đấu giá?

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh cho rằng, trong nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã thoái vốn, có rất nhiều trường hợp bên mua là tổ chức, cá nhân Việt Nam. Có trường hợp là cổ đông bên ngoài mua thâu tóm và cũng có trường hợp chính là lãnh đạo của doanh nghiệp mua lại. Các công ty này chủ yếu là các công ty vừa và nhỏ, khi người mua có đủ tiềm lực để thâu tóm và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp.

Với các doanh nghiệp lớn như VNM, SAB, hiếm có doanh nghiệp Việt nam nào có đủ một lượng tiền mặt lên đến hàng tỷ USD để mua. Đây chính là cơ hội vàng cho NĐT nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tương tự và có mong muốn thâm nhập nhanh vào thị trường rất tiềm năng của Việt nam.

Với các quỹ lâu năm ở Việt nam, rất có thể họ đã sở hữu cổ phiếu trong danh mục và không có nhu cầu gia tăng tỷ lệ sở hữu. Vì vậy họ ít tham gia vào những đợt thoái vốn.

Tương lai liệu có thành công?

Hướng về tương lai, ở những phiên bán vốn của SCIC sắp tới, có vẻ như tình hình cũng đang rất khó đoán. Kế hoạch bán vốn của cả FPT, NTP và BMP bất ngờ bị lùi lại và đến nay vẫn chưa có thông tin gì thêm.

Trong một báo cáo về tình hình thoái vốn của SCIC, CTCP Chứng khoán TP HCM (HSC – Mã: HCM) cho rằng việc hoãn đấu giá cổ phần NTP và BMP có thể là do có ít hơn 2 NĐT quan tâm. Điều này cho thấy có lẽ SCIC sẽ bán cổ phần thông qua đàm phán thay vì tổ chức đấu giá.

Trước đó, Đại hội cổ đông bất thường NTP diễn ra vào ngày 30/11 không thông qua nới room lên 100% khi cả ban lãnh đạo và cổ đông lớn Sekisui (tổng cộng nắm 51% cổ phần) đều phủ quyết. Cổ đông lớn Sekisui cho biết không có ý định nâng thêm tỷ lệ sở hữu 15% tại NTP ở thời điểm hiện tại à sẽ không tham gia đấu giá mua cổ phần của SCIC.

Việc không thông qua mở room, SCIC có thể sẽ tìm phương án thay thế để bán cổ phần với giá cao nhất có thể.

Với Sekisui không tham gia, thì cơ hội bán cổ phần qua đấu giá giảm xuống và qua đàm phán tăng lên vì theo HSC cập nhật thì mới chỉ có một nhà đầu tư lớn khác ngoài Sekisui quan tâm đến việc mua cổ phần NTP.

ban von nha nuoc ke thanh cong nguoi that vong do dau
Thoái vốn 2 ông lớn ngành nhựa Việt Nam vẫn đang là dầu hỏi

Ở trường hợp của BMP, HSC cho biết có vẻ cũng chỉ có 1 nhà đầu tư tiềm năng chính quan tâm đến cổ phần của SCIC.

Tại đại hội thường niên năm nay, đại diện SCIC đã tiết lộ sẽ tìm cách bán cổ phần BMP trong năm 2017. BMP cũng hoàn tất nới room lên 100% từ ngày 26/9. Và cổ đông NawaPlastic Industries (Thái Lan) hiện nắm 20,4% cổ phần BMP (tương đương 16,7 triệu cổ phiếu).

Vào cuối tháng 9, Nawa bán 21,3 triệu cổ phiếu NTP. Động thái này có thể hiểu là tín hiệu cho thấy Nawa Plastic có lẽ đang muốn chuẩn bị tiền để mua cổ phần BMP từ SCIC.

Số tiền bán cổ phần NTP của Nawa là khoảng 1.574 tỷ đồng trong khi giá trị thị trường số cổ phần BMP của SCIC là khoảng 1.839 tỷ đồng. HSC đánh giá có vẻ Nawa là người mua tiềm năng nhất đối với số cổ phần của SCIC.

Nếu mua thành công, Nawa sẽ nắm 49,92% cổ phần BMP. Và Nawa có thể nâng tỷ lệ sở hữu lên tỷ lệ cổ phần kiểm soát bằng việc việc mua thêm cổ phiếu thông qua phương thức khớp lệnh trên thị trường hoặc mua thỏa thuận.

Siam Cement Group (SCG) là công ty mẹ của TPC và TPC nắm giữ Nawaplastic. SCG có tham vọng xây dựng chuỗi giá trị trong ngành nhựa tại Việt Nam. Hiện SCG sở hữu một công ty sản xuất hạt nhựa (TPC Việt Nam) và từ lâu đã muốn có thêm một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nhựa với mạng lưới phân phối tốt tại Việt Nam.

ban von nha nuoc ke thanh cong nguoi that vong do dau
FPT khả năng đang được lỳ vọng giá tiếp tục tăng trong đợt bán vốn

Ở trường hợp FPT, SCIC hoãn đấu giá có lẽ là mong giá cổ phiếu tiếp tục tăng. Trước đây SCIC công bố kế hoạch bán 5,96% cổ phần FPT qua phương thức đấu giá vào ngày 11/12, giá khởi điểm công bố vào ngày 1/12. Tuy nhiên đến nay SCIC vẫn chưa thực hiện các thông báo này.

Hiện room cổ phiếu FPT đã đầy nên chỉ có NĐT trong nước có thể tham gia đấu giá cổ phần FPT của SCIC, bởi vậy số lượng NĐT tham gia bị hạn chế. Giá cổ phiếu FPT tăng hơn 57% so với đầu năm nhờ thông tin về khoản lãi không thường xuyên từ bán cổ phần tại FPT Retail và FPT Trading.

Một lý do khác nữa có thể là SCIC có lẽ kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tăng tiếp vì hiện định giá hiện vẫn chưa cao nếu nhìn vào triển vọng dài hạn của cổ phiếu này.

Bạch Mộc