|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 20/6/2022

14:41 | 21/06/2022
Chia sẻ
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phát hành Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 20/6/2022.

Thị trường Nông, lâm, thủy sản thế giới

- Cao su: Trong 10 ngày giữa tháng 6, giá cao su tại các sàn châu Á giảm mạnh. Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong tháng 5, Trung Quốc nhập khẩu 463.000 tấn cao su tự nhiên và tổng hợp (kể cả mủ cao su), trị giá 900 triệu USD, giảm 0,4% về lượng, nhưng tăng 4,4% về trị giá so với tháng 5/2021.

Tháng 4, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia giảm 20% so với tháng 3 và giảm 2,2% so với tháng cùng kỳ năm ngoái.

- Cà phê: Những ngày giữa tháng 6, giá cà phê thế giới giảm do nguồn cung dồi dào, nhu cầu tiêu thụ thấp.

- Hạt điều: Giá nhập khẩu bình quân hạt điều vào thị trường EU trong quý I đạt mức gần 6.500 EUR/tấn (gần 6.800 USD/ tấn), tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021.

- Đầu tháng 6, giá xuất khẩu hạt điều thô tại Benin giảm 50 USD/tấn, xuống còn khoảng 1.400 USD/tấn; tại Bờ Biển Ngà, Gana và Nigieria cùng giảm 75 USD/tấn, xuống còn khoảng 1.300 USD/tấn.

- Rau quả: Tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc đã bước vào mùa cao điểm xuất khẩu vải thiều. Uzbekistan hủy bỏ thuế nhập khẩu chuối và trái cây có múi.

- Sắn và sản phẩm từ sắn: Trong 10 ngày giữa tháng 6, giá tinh bột sắn nội địa của Thái Lan tiếp tục được điều chỉnh tăng, trong khi giá tinh bột sắn xuất khẩu, sắn nguyên liệu và sắn lát xuất khẩu được giữ ổn định so với 10 ngày trước đó.

- Thủy sản: Theo Báo cáo thủy sản thường niên của Cơ quan Thủy sản Nhật Bản, mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người ở Nhật Bản có xu hướng giảm. Doanh thu bán hàng hải sản tươi sống và đông lạnh tại các cửa hàng tạp hóa của Mỹ tiếp tục giảm trong tháng 5 do lạm phát tăng cao.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Trong số 18 ngành sản xuất của Mỹ trong tháng 5, chỉ có sản xuất đồ nội thất là ngành duy nhất giảm.

Thị trường Nông, lâm, thủy sản trong nước

- Cao su: Trong 10 ngày giữa tháng 6, giá mủ cao su nguyên liệu tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước giảm nhẹ. 5 tháng đầu nỏa, lượng cao su của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tăng 11% so với cùng kỳ năm năm ngoái. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ tăng.

- Cà phê: Những ngày giữa tháng 6, giá cà phê Robusta nội địa tiếp tục tăng, trái ngược với xu hướng giảm giá mặt hàng này trên thị trường thế giới. 5 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ đạt 50.580 tấn, trị giá gần 125 triệu USD, giảm gần 3% về lượng, nhưng tăng 23,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

- Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ tăng từ 8,9% trong 4 tháng đầu năm 2021 lên 9,6% trong 4 tháng đầu năm.

- Hạt điều: 5 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 202.900 tấn, trị giá 1,21 tỷ USD, giảm 5,7% về lượng và giảm 5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thụy Sĩ tăng từ 52,8% trong 4 tháng đầu năm 2021 lên 59,6% trong 4 tháng đầu năm 2022.

- Rau quả: Xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam tiếp tục giảm mạnh. Trong 5 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần quả chuối của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh.

- Sắn và sản phẩm từ sắn: Giá củ sắn tươi, sắn lát nội địa trong 10 ngày giữa tháng 6 ổn định. Trong mấy tháng gần đây, xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam có xu hướng tăng trở lại, trong khi xuất khẩu sắn lát giảm. Thị phần tinh bột sắn của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của thị trường Đài Loan giảm.

- Thủy sản: Tháng 5, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Đan Mạch tăng mạnh, đạt mức cao nhất theo tháng kể từ trước đến nay. Thị phần tôm của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Mỹ tăng.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: 5 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Australia đạt 80,7 triệu USD, tăng  gần16% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu tới thị trường này, nhờ nhu cầu thị trường lớn và lợi thế từ các Hiệp định đã ký kết với thị trường Australia. Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam tăng trong tổng nhập khẩu của EU.

Bản tin chi tiết: 

Như Huỳnh