|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ban IV: Làn sóng sa thải lao động có thể sẽ tiếp diễn những tháng cuối năm 2023

09:21 | 26/05/2023
Chia sẻ
Khảo sát trên 7.333 doanh nghiệp, tỷ lệ giảm quy mô lao động năm 2023 lên đến 71,2%. Ban IV nhận định có thể làn sóng sa thải người lao động sẽ tiếp diễn ở các tháng cuối năm 2023 do những khó khăn vĩ mô và nội tại của doanh nghiệp.

Ngày 25/5, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) gửi Thủ tướng báo cáo kết quả khảo sát tình hình doanh nghiệp và một số đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.    

Chỉ 0,7% DN khảo sát dự kiến mở rộng mạnh quy mô kinh doanh

Theo Ban IV, triển vọng của doanh nghiệp (DN) trong năm 2023 theo đánh giá từ chính các doanh nghiệp cũng thể hiện bức tranh tiêu cực như trạng thái chủ đạo của tổng thể bức tranh kinh tế theo kết quả khảo sát.

Khảo sát diễn ra vào cuối tháng 4, kết quả phần nào cho thấy bức tranh tiêu cực của quý I vẫn có thể tiếp diễn trong quý II và các quý còn lại của năm 2023.   

Cụ thể, có đến 82,3% DN được khảo sát dự kiến sẽ giảm quy mô; ngừng/tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể; chỉ 13,5% giữ nguyên quy mô.

Tỷ lệ DN mở rộng quy mô chỉ đạt 4,3%, trong đó chỉ 0,7% dự kiến mở rộng quy mô mạnh mẽ. Đặc biệt, tỷ lệ DN ngừng kinh doanh, chờ giải thể là 10,9%, tỷ lệ tạm ngừng kinh doanh là 12,4%.

 

Ban IV cho rằng đây là con số đáng báo động và tương đồng với báo cáo của Tổng cục Thống kê khi 4 tháng đầu năm có 77.000 DN rút khỏi thị trường, tăng 25.1% so với cùng kỳ 2022. Bình quân mỗi tháng có trên 19.000 DN rút khỏi thị trường 1.

Tính theo ngành kinh tế, DN ngành Xây dựng tiếp tục thể hiện bức tranh tiêu cực nhất về triển vọng năm 2023. Có đến 89% DN ngành Xây dựng dự kiến giảm quy mô hoạt động, ngừng kinh doanh chờ giải thể, tạm ngừng kinh doanh, trong đó tỷ lệ dừng/tạm dừng kinh doanh lên đến 29,5% DN trong ngành tham gia khảo sát. 

Hơn 71% DN tham gia khảo sát dự kiến giảm quy mô lao động

Trong số 7.333 DN dự kiến còn hoạt động năm 2023 (trong tổng số 9.556 DN tham gia khảo sát), tỷ lệ DN giảm quy mô lao động năm 2023 lên đến 71,2%. Ban IV nhận định có thể làn sóng sa thải người lao động sẽ tiếp diễn ở các tháng cuối năm 2023 do những khó khăn vĩ mô và nội tại của DN. 

 

Tính theo ngành thì DN ngành xây dựng có tỷ lệ DN dự kiến giảm quy mô lao động từ trên 5% lớn nhất (79.8%), trong đó có đến 29,9% dự kiến giảm trên 50% lao động.

Tính theo loại hình DN, tỷ lệ DN dự kiến giảm quy mô lao động trên 5% trong năm 2023 của DN ngoài nhà nước là 72,4%.

Tính theo địa phương, TP HCM có tỷ lệ DN dự kiến giảm trên 50% lao động cao nhất (25,8%), sau đó đến Bình Dương (24%). Mức giảm từ 21 đến 50% thì Bình Dương có tỷ lệ lớn nhất (26,6%), sau đó đến TP HCM (25%).

Cũng nói về vấn đề lao động, tại phiên thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội hôm qua 25/5, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) cho rằng bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm nay dự báo ảm đạm, khi số lượng doanh nghiệp đăng ký giảm, công nhân thất nghiệp nhiều. Ông nêu điển hình ngày 23/5 vừa qua trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Nai tiếp nhận đến 22.000 hồ sơ thất nghiệp, trong khi địa phương này chính là cực tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ.   

 

 

Theo Tổng cục Thống kê, tình trạng nhiều doanh nghiệp ở các ngành nghề, địa phương cắt giảm đơn hàng đã diễn ra từ quý IV năm 2022 và tiếp tục tiếp diễn sang quý I năm 2023, dẫn đến hàng trăm ngàn người lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm, ảnh hưởng tới đời sống của người lao động.

Cụ thể, theo báo cáo nhanh từ các địa phương cho biết số lao động nghỉ giãn việc của các doanh nghiệp trên cả nước trong quý I năm nay là gần 294.000 người. Trong đó đa số ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 83,8%), tập trung chủ yếu ở ngành da giày với 44,2%, tiếp theo là dệt may với 18,8%.

Số lao động nghỉ giãn việc chủ yếu tập trung ở một số tỉnh như Bắc Giang (16.000 người), Hải Dương (9.800 người), Ninh Bình (19.700 người), Thanh Hóa (62.400 người), Nghệ An (12.600 người), Tây Ninh (khoảng 21.800 người), Bình Dương (khoảng 36.400 người), Đồng Nai (khoảng 35.000 người), TP HCM (khoảng 19.800 người), Tiền Giang (khoảng 11.500 người), Vĩnh Long (khoảng 13.200 người).

Các lao động mất việc tập trung đa số (55,2%) ở các ngành dệt may, da giày, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử và chủ yếu tập trung ở một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như Đồng Nai (khoảng gần 32.600 người), Bình Dương (khoảng gần 21.700 người), Bắc Ninh (14.000 người), Bắc Giang (khoảng 7.700 người).   


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Anh Đào

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.