|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ban hành quyết định đầu tư dự án Thủy điện Hòa Bình (mở rộng)

14:56 | 03/10/2019
Chia sẻ
Trên cơ sở Văn bản số: 1300 UBQLV-NL, ngày 09 9 2019 của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, về việc phê duyệt để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quyết định đầu tư dự án Nhà NMTĐ Hòa Bình (mở rộng), Hội đồng thành viên EVN vừa ban hành Quyết định số: 383 QĐ-EVN, ngày 27 9 2019, về việc đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình (mở rộng).

Cụ thể, dự án NMTĐ Hòa Bình (mở rộng) do EVN làm chủ đầu tư; đại diện chủ đầu tư quản lý, điều hành dự án là Ban QLDA Điện 1.

Địa điểm xây dựng nằm bên bờ phải tuyến đập Thủy điện Hòa Bình, thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Tổng mức đầu tư 9.220,831 tỷ đồng. Trong đó 30% vốn của chủ đầu tư, 70% vốn vay thương mại không bảo lãnh Chính phủ.

Khởi công công trình: Quý II/2020; phát điện tổ máy 1: quý III/2023; phát điện tổ máy 2: quý IV/2023; hoàn thành xây dựng công trình 2023.

Ban hành quyết định đầu tư dự án Thủy điện Hòa Bình (mở rộng) - Ảnh 1.

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.

Mục tiêu xây dựng của dự án nhằm tăng cường công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia, tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn nước xả thừa hàng năm vào mùa lũ của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hiện hữu để phát điện.

Đồng thời nâng cao khả năng điều tần, ổn định tần số của hệ thống điện quốc gia; góp phần giảm chi phí hệ thống điện quốc gia. Ngoài ra, giảm bớt cường độ làm việc của các tổ máy hiện hữu, qua đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng và sửa chữa.

Dự án được đầu tư xây dựng với quy mô, công suất lắp máy 2 tổ máy với tổng công suất 480 MW (2 x 240 MW). Xây dựng mới tuyến năng lượng gồm: Kênh dẫn vào cửa lấy nước, cửa lấy nước, đường hầm dẫn nước, nhà máy, kênh xả hạ lưu và hệ thống đấu nối.

Ngoài ra, dự án sử dụng chung các hạng mục công trình hiện hữu (1.920 MW): Hồ chứa, đập dâng, đập tràn...

Tại buổi kiểm tra thực địa công trường dự án NMTĐ Hòa Bình (mở rộng) diễn ra mới đây, ông Hồ Sỹ Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết: Với việc giao quyền cho HĐTV EVN quyết định đầu tư dự án sẽ giúp EVN chủ động hơn trong việc triển khai dự án, cũng như tiết kiệm thời gian.

Ông Hồ Sỹ Hùng yêu cầu các đơn vị chuyên môn thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp (Ủy ban) cần kiểm soát tiến độ dự án, tăng cường phối hợp với EVN, báo cáo lãnh đạo Ủy ban xử lý ngay những vấn đề vướng mắc để đảm bảo triển khai đúng tiến độ, chất lượng. Đối với EVN, ông Hồ Sỹ Hùng yêu cầu chú trọng công tác đánh giá tác động môi trường của dự án. Ngoài ra, cần ứng dụng công nghệ thông tin để quản trị dự án tốt, tiết kiệm thời gian và nhân lực.

Theo ông Phạm Hồng Phương - Giám đốc Ban QLDA Điện 1, đơn vị được EVN giao quản lý, điều hành dự án cho biết: Để đảm bảo mục tiêu khởi công dự án vào quý II/2020, ngay sau khi có Quyết định của HĐTV EVN, từ đầu tháng 10/2019, Ban tập trung tổ chức lựa chọn nhà thầu để thi công các hạng mục phục vụ khởi công. Đồng thời sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu các gói thầu chính của dự án gồm gói thầu thi công công trình chính, các gói thầu cung cấp thiết bị công nghệ…

Ban đang gấp rút thành lập Ban điều hành dự án, ổn định văn phòng thường trực của Ban tại công trường. Tập trung đôn đốc đơn vị tư vấn hoàn thiện thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.

Cùng với đó, Ban sẽ phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Hòa Bình để thực hiện kiểm đếm, lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng./.

BÙI PHƯƠNG NAM, PHÓ GIÁM ĐỐC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐIỆN 1

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.