|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Bài 2] Triển vọng nào cho ngành năng lượng, nông nghiệp Trung Quốc sau Đại hội Đảng?

13:00 | 19/10/2017
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa Trung Quốc đã bị khuấy động mạnh trong năm 2017 khi chính phủ triển khai kế hoạch cắt giảm sản xuất để giảm tình trạng ô nhiễm môi trường trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 19. 
bai 2 trien vong nao cho nganh nang luong nong nghiep trung quoc sau dai hoi dang
Nguồn: Wall Street Journal

Với Đại hội Đảng Trung Quốc lần thứ 19, giới đầu tư kỳ vọng chính phủ nước này sẽ đưa ra những lập trường rõ ràng hơn về việc cắt giảm công suất sản xuất.

Gần đây, công cuộc cải cách nguồn cung của Trung Quốc đang khấy động cả thị trường hàng hóa toàn cầu. Từ việc đóng cửa các nhà máy lạc hậu hay đang hoạt động trái phép cho tới việc thắt chặt các biện pháp bảo vệ môi trường, Đế chế công nghiệp lớn nhất thế giới Trung Quốc chưa bao giờ giảm mạnh công suất sản xuất như bây giờ. Chính điều này đã khiến cân bằng cung - cầu hàng hóa toàn cầu cũng như dòng chảy hàng hóa bị đảo lộn.

Tiếp tục điểm lại tình hình thị trường của một số mặt hàng năng lượng và nông nghiệp ở Trung Quốc sau khi chính phủ triển khai các biện pháp cắt giảm công suất trong chiến dịch bảo vệ môi trường.

Than

Theo kế hoạch ban đầu, chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu giảm 500 triệu tấn than đến năm 2020. Con số này sau đó được nâng lên thành 800 triệu tấn.

Để đạt được mục tiêu này, chính phủ Trung Quốc bắt đầu chiến dịch đóng cửa các mỏ than chi phí lớn nhưng làm ăn thua lỗ. Đồng thời, chính phủ hạn chế sản lượng than của các mỏ khai thác trên toàn quốc, bao gồm cả những mỏ than hiệu quả, chi phí thấp. Đây cũng là một trong những nỗ lực giúp một số tỉnh ở Trung Quốc, như Sơn Tây, bớt phụ thuộc vào than, theo ông Yu.

Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy thân mới, hiệu quả hơn với công suất ban đầu là 500 triệu tấn và sau đó tăng dần lên 800 triệu tấn. Nói cách khác, công suất sản xuất than ròng sẽ không thay đổi, theo nhận định của ông Laban Yu, một chuyên gia nghiên cứu tại tập đoàn môi giới Jefferies Group (Hong Kong).

bai 2 trien vong nao cho nganh nang luong nong nghiep trung quoc sau dai hoi dang

Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu giảm 190 triệu tấn than trong năm nay, đồng thời tăng sản lượng than mới thêm 300 triệu tấn, theo Jefferies.

Trong giai đoạn từ năm 2015 – 2020, Jefferies ước tính, Trung Quốc đã giảm 875 triệu tấn than và sản xuất thêm 750 triệu tấn than mới.

Mặc dù lượng dư thừa nguồn cung có thể giảm xuống, nhưng mục tiêu của năm nay sẽ không dễ dàng đạt được, Michelle Leung, chuyên gia phân tích của Bloomberg Intelligence nhận định. Đến tận cuối năm 2020, dư thừa năng suất vẫn sẽ là vấn đề đau đầu của chính phủ Trung Quốc cho tới tận cuối năm 2020.

Ngược lại, chuyên gia phân tích Jeff Yuan tại ngân hàng HSBC lại cho rằng: “Với kế hoạch cải cách cơ cấu nguồn cung, Trung Quốc vừa có thể tạm thời cắt giảm sản lượng công nghiệp, lại vừa có thể đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. Cân bằng cung – cầu hàng hóa của Trung Quốc sẽ ngày càng thu hẹp trong thời gian lâu hơn, và giá hàng hóa theo đó cũng sẽ tăng trong về cả ngắn hạn và dài hạn.”

Lọc dầu

Mặc dù chiến dịch cắt giảm sản lượng công nghiệp không bao gồm ngành lọc dầu nhưng ngành này trong tương lai vẫn có thể bị cải cách.

Các hãng lọc dầu của Trung Quốc đang vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt trong bối cảnh nước này đang đẩy mạnh phát triển ngành năng lượng tái tạo để bảo vệ môi trường.

Nhu cầu tiêu thụ dầu chậm lại khiến các hãng lọc dầu cũng đang phải đối mặt với tình trạng dư thừa nguồn cung nghiêm trọng. Các hãng vừa phải giảm chi phí sản xuất lại vừa phải duy trì tăng trưởng và nâng cấp công nghệ để đảm bảo cung phù hợp với cầu, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) cho biết.

Kết quả là, các hãng lọc dầu của Trung Quốc đang giữ công suất hoạt động ở mức thấp hơn so với mức trung bình toàn cầu. CNPC ước tính, chỉ khoảng 557 triệu tấn nhiên liệu trong tổng 790 triệu tấn của Trung Quốc được sử dụng trong năm 2017, tương đương khoảng 30% sản lượng nhiên liệu còn lại phải “để không”.

bai 2 trien vong nao cho nganh nang luong nong nghiep trung quoc sau dai hoi dang

“Tình trạng dư thừa năng suất trong ngành lọc dầu sẽ ngày càng nghiêm trọng. Mặc dù chính phủ Trung Quốc cũng đang áp dụng một số biện pháp kiểm soát sản lượng nhiên liệu nhưng các công ty lớn vẫn đang tăng cường sản xuất,” chuyên gia kinh tế Wang Lining thuộc phòng nghiên cứu của CNPC cho hay.

Nông nghiệp

Chiến dịch làm sạch môi trường của chính phủ Trung Quốc đã lan sang cả ngành chế biến thịt. Chỉ trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc đã đóng cửa hoặc di dời hơn 200.000 trang trại nuôi heo hơi và gà để hạn chế tình trạng ô nhiễm nguồn nước, theo số liệu của Bộ Môi trường Trung Quốc.

Ngoài ra, khủng hoảng dư cung đậu nành của Trung Quốc có thể sớm được giải quyết khi một số tỉnh lân cận với Bắc Kinh cũng đang lên kế hoạch giảm sản xuất để bảo vệ môi trường, Trung tâm Thông tin về Ngũ cốc và Dầu thực vật Quốc gia Trung Quốc cho hay.

bai 2 trien vong nao cho nganh nang luong nong nghiep trung quoc sau dai hoi dang
bai 2 trien vong nao cho nganh nang luong nong nghiep trung quoc sau dai hoi dang [Bài 1] Đại hội Đảng ảnh hưởng thế nào đến ngành thép, nhôm Trung Quốc?

Với Đại hội Đảng lần thứ 19, chính phủ Trung Quốc được kỳ vọng sẽ đưa ra lập trường rõ ràng hơn về việc cắt ...

Vũ Thắng

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).